Trở kháng là gì? Cảm kháng là gì? là những câu hỏi ta dễ dàng bắt gặp khi tìm hiểu về những dòng thiết bị điện tử hiện nay! Theo định nghĩa chính xác trong vật lý thì trở kháng là một đại lượng vật lý có tác dụng làm cản trở dòng điện khi có hiệu điện thế đặt vào mạch! Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hình dung và hiểu rõ ràng hơn về đại lượng này! Hôm nay chúng tôi sẽ giải thích về khái niệm trở kháng là gì cũng như về cách dùng trở kháng phù hợp nhất cho dàn âm thanh chuyên nghiệp để quý khách có được cái nhìn cụ thể hơn về đại lượng này!
Tổng quan về trở kháng
Trở kháng chính xác là một đại lượng vật lý với đặc trưng là sự cản trở dòng điện của 1 mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào! Trở kháng có ký hiệu là Z và được đo bằng đơn vị ohm – Ω! Đặc biệt đây còn là đại lượng mở rộng của điện trở cho dòng xoay chiều cũng như 1 chiều!
Trở kháng của loa
Trở kháng cũng chính là một trong số những thông số được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị âm thanh bỏi vì sự hiểu biết về đại lượng này là rất cần thiết khi muốn lựa chọn một sản phẩm như ý! Nó sẽ giúp bạn sử dụng tốt hệ thống âm thanh hơn cũng như giúp cho hiệu suất của sản phẩm được nâng cao hơn hẳn! Trở kháng chính là một trong số các chỉ tiêu đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kết nối các loa với Amply!
Tính theo trở kháng thì loa được chia thành 2 loại – loa trở kháng cao và loa trở kháng thấp! Loa phổ thông thường được sở hữu mức trở kháng phổ biến là 4 ohm, 6 ohm, 8 ohm. Ngoài ra trong những hệ thống âm thanh lớn như dan am thanh hoi truong, sân khấu lơn, sự kiện ngoài trời,… thì việc phối ghép loa cũng như việc đấu nối nhiều loa cho 1 kênh Amply là điều không thể tránh khỏi! Với 2 cách nối loa cơ bản là nối song song và nối nối tiếp nhưng cách nối ghép song song thường được lựa chọn nhiều hơn bởi khi đó trở kháng của loa sẽ lớn hơn nên khả năng tương thích với Amply sẽ dễ dàng hơn! Vì vậy với loa cùng một công suất thì loa có trở kháng 8 ohm sẽ dễ nối ghép hơn là loa 4 ohm!
Trở kháng ảnh hưởng thế nào đến dàn âm thanh?
Không chỉ là một thành phần cần thiết cho loa mà chính trở kháng còn là yếu tốt quyết định khả năng phối kết với Amply của loa để có được sự phù hợp cao nhất! Với dòng loa trở kháng thấp hay loa trở kháng cao thì sau đây đều là những quy định chung mà người dùng cần tuân theo!
Dù là với loa nào nếu tổng trở của loa nhỏ hơn trở kháng của Amply thì sẽ khiến cho Amply rơi vào trường hợp quá tải và bị cháy, hỏng và ít nhất là sẽ bị giảm tuổi thọ một cách đáng kể! Bởi lẽ khi mức tổng trở của loa nhỏ hơn Amply – công suất của loa phải tăng lên rất cao để bù lại phần công suất đó nên dễ gây ra tình trạng mất cân bằng và kết quả là hiện tượng chập cháy rất dễ dàng xảy ra!
Theo lời khuyên của nhưng chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm hiện nay thì mức công suất được xem là lý tưởng của Amply đó là gấp đôi so với mức công suất liên tục của loa! Nếu trường hợp không thể cho loa ở mức lý tưởng này thì bạn cũng nên chọn Amply có công suất lớn hơn công suất trung bình của loa hoặc cùng lắm là bằng nhau chứ tuyệt đối không nên chọn mức công suất nhỏ hơn công suất loa! Chính vì vậy nên trước khi phối ghép loa và Amply bạn nên chú ý đến thông số này để đảm bảo được độ bền cũng như chất lượng của thiết bị khi hoạt động!
Có lẽ sau khi đọc những chia sẻ trên đây về trở kháng là gì cũng như về cách dùng trở kháng phù hợp cho dàn âm thanh quý khách đã hiểu rõ hơn về đại lượng này! Nếu quý khách còn chưa rõ về những thiết bị âm thanh hãy gọi đến cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất nhé!
Xem thêm: Cách tính công suất loa và ampli phù hợp nhất