Khi lựa chọn hệ thống loa cho dàn âm thanh của mình ngoài quan tâm đến mẫu mã, thương hiệu hay chất lượng thì một vấn đề chúng ta cần nhớ đến chính là độ phủ âm của loa. Hãy cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu về góc phủ âm loa trong bài viết này nhé!
Góc phủ âm loa là gì?
Góc phủ âm của loa (Coverage Pattern) được hiểu là độ bao quát của âm thanh từ loa trong một phạm vi khu vực cụ thể. Trong phạm vi đó âm thanh được phát ra ở trước mặt loa và đạt một mức giới hạn về độ phóng của âm lượng.
Trên mỗi thiết bị loa cụ thể đều có kí hiệu Converage Pattern để người sử dụng có thẻ xác định được góc phủ âm của loa từ đó xác định sự phù hợp với không gian sử dụng. Từ đó tạo nên trải nghiệm âm nhạc một cách tốt hơn.
Phân loại góc phủ của loa

Góc phủ âm ngang
Với góc phủ âm ngang được đánh giá và đo lường cho âm thanh phát ra theo chiều ngang. Với âm thanh phát ra theo chiều ngang với góc phủ âm là bao nhiêu thì sẽ có thể cho chất lượng âm thanh một cách tốt nhất. Góc phủ âm ngang có thể bao trùm được 2 phía khán giả mang đến cho người nghe chất lượng âm thanh đầy đủ nhất.
Tuy nhiên với góc phủ âm ngang lại gây ra điểm nóng ở giữa (điểm âm thanh mạnh nhất) . Đây chính là điểm khó khắc phục nhất hiện nay. Góc phủ âm ngang của dòng loa cột, loa treo tường như loa hội trường là nhỏ nhất. Còn góc phủ âm ngang của dòng loa âm trần là rộng nhất
Góc phủ âm dọc
Góc phủ âm dọc được coi trọng hơn góc phủ âm ngang. Bởi lẽ góc phủ này chính là nơi giao nhau giữa độ cao và khoảng cách của loa. Góc phủ âm dọc giúp cho âm thanh có thể lan tỏa nhất quán từ trên xuống dưới. Khi đó khoảng cách loa giữa loa và người nghe đạt tiêu chuẩn sẽ tạo được chất lượng âm thanh tốt nhất. Góc phủ âm dọc rộng nhất của loa karaoke và hẹp nhất là của loa array.
Những yếu tố cản trở đến góc phủ âm

Góc phủ âm bị cản trở bởi những yếu tố như sau:
✔️ Không gian diện tích khu vực lắp đặt: chẳng hạn như đối với những không gian ngoài trời thì độ phủ âm sẽ chắc chắn không được toàn diện. Hay mỗi loa chỉ đáp ứng được độ phủ âm nhất định vì thế với những không gian quá rộng cũng không đạt được hiệu quả tốt nhất.
✔️ Chiều cao của không gian: ảnh hưởng lớn đến độ phủ âm dọc. Chẳng hạn như với những không gian rộng nhưng có trần nhà thấp cũng sẽ không tạo được chất lượng tốt nhất cho độ phủ âm
✔️ Thiết kế độ phủ âm: Tùy từng thiết kế của nhà sản xuất sẽ có những độ phủ âm để có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Cách khắc phục góc phủ âm tốt hơn
Để người dùng có trải nghiệm âm thanh tốt nhất chúng ta có thể khắc phục góc phủ âm như sau:
✔️ Chọn mua đúng thiết bị
✔️ Xác định thiết bị đúng với không gian
✔️ Với góc phủ ngang: cần trang bị thêm cụm loa trung tâm
✔️ Với góc phủ âm dọc: Chú ý khoảng cách phù hợp giữa loa và người nghe.
Có thể bạn quan tâm: Những nguyên nhân khiến loa bị rè
Trên đây là những tư vấn về góc phủ âm loa của chúng tôi. Hi vọng rằng với những thông tin trên bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về những khái niệm này. Đừng quên tham khảo thêm danh mục sản phẩm của chúng tôi với những thiết bị âm thanh: loa sân khấu, hội trường, sự kiện, mixer, cục đẩy…chất lượng cao.