Thông số kỹ thuật là yếu tố cơ bản giúp bạn nắm bắt được khả năng làm việc của bất kì thiết bị âm thanh nào. Tuy nhiên rất nhiều người dùng âm thanh thường gặp khó khăn khi muốn hiểu rõ và sử dụng thiết bị. Do vậy, Khang Phú Đạt Audio sẽ hướng dẫn bạn cách hiểu thông số kỹ thuật cục đẩy công suất đơn giản nhất.

Thông số kỹ thuật cục đẩy công suất có vai trò gì?
Các thông số kỹ thuật cục đẩy công suất: công suất, trở kháng, số kênh, độ méo tiếng, kích thước,…. Giúp người dùng có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm mình cần để chọn mua. Những thông tin này cho biết khả năng hoạt động của thiết bị và sử dụng phù hợp cho hệ thống âm thanh nào hội trường sân khấu hay âm thanh đám cưới. Ngoài ra, với các thông số quan trọng còn cho người dùng biết khả năng làm việc của thiết bị như thế nào, có những ưu điểm gì?,…Đối với những người sành chơi âm thanh hoặc các kỹ sư âm thanh nhìn là sẽ hiểu và biết được ngay thiết bị như thế nào, nhưng với nhiều người sẽ không hiểu và không biết về những thông số có ý nghĩa gì.
Giải nghĩa từng thông số kỹ thuật cục đẩy công suất cho bạn
- Power Output ( Công suất ra): công suất khuếch đại cho loa để phát tín hiệu âm thanh. Với các cách đầu nối khác nhau: 4 Ohm, 8 Ohm, 4 Ohm Brigded, 8 Ohm Brigded sẽ cho ra mức công suất khác nhau.
- Channels: là số kênh của thiết bị giúp bạn hiểu được đó là cục đẩy 4 kênh (http://bit.ly/2FyLomT) hay cục đẩy 2 kênh. Số kênh càng lớn thì công suất loa càng lớn, 1 kênh được kết nối với 1 loa. Tùy thuộc vào tính chất dàn âm thanh mà bạn có thể chọn cho mình thiết bị 2 kênh, 4 kênh phù hợp.
- Sensitivity: Độ nhạy của cục đẩy nói lên mức tín hiệu đầu vào cần thiết để điều khiển bộ khuếch đại lên đến khả năng đầy đủ của nó.
- Frequency Response (Tần số đáp ứng): dải tần số của cục đẩy được thiết kế để khuếch đại tín hiệu âm thanh.
- Signal to Noise Ratio(Tỉ lệ tín hiệu nhiễu): Có thể hiểu theo cách đơn giản cục đẩy như một máy phát điện. Khi đó các vi mạch và quạt tản nhiệt được cấu tạo trong máy hoạt động và tạo ra tiếng động làm giảm chất lượng nghe âm thanh của người dùng. Do vậy, tỉ lệ tín hiệu nhiễu càng thấp sẽ càng tốt giúp người nghe có thể cảm nhận được âm thanh rõ ràng kể cả ở dải tần thấp.
- THD (Độ méo, độ nhiễu): Chỉ số đo mức độ ảnh hưởng của cục đẩy đến âm thanh phát ra. Độ méo nhiều tương đường với âm thanh phát ra có nhiều mày sắc. Thông số này càng thấp thì đầu ra của bộ âm thanh sẽ gần như bản ghi gốc. Hiểu đơn giản đây là chỉ số đo độ sạch của âm thanh từ cục đẩy truyền đến hệ thống loa. Do vậy, việc tìm kiếm hệ thống loa tương thích với cục đẩy là điều cần thiết để giảm độ méo tiếng và cho hiệu quả âm thanh tốt nhất.
- Crosstalk ( Nhiễu xuyên âm): Chỉ số giúp bạn các định được âm thanh phát ra ở từng loa và từng vị trí. Chỉ số càng lớn thì việc xác định càng khó để phát hiện ra lỗi âm thanh ở đâu. Nhiễu xuyên âm càng lớn sau dấu trừ thì độ phân tách âm thanh nổi càng lớn.
- Dimensions( Kích thước): nói lên kiểu dáng của thiết bị có phù hợp với không gian sử dụng không. Kích thước thiết bị gồm chiều cao, chiều dài, chiều rộng.
- Net Weight ( Cân nặng): Thông số cân nặng của thiết bị, thường các dòng cục đẩy khá nặng hơn so với những thiết bị âm thanh khác.
Các nhà sản xuất cục đẩy công suất lớn nổi tiếng như: Yamaha, BW, Korah, CA, Star Sound,…. Thường sẽ chú trọng nghiên cứu và tối ưu các thông số kỹ thuật công suất, giảm nhiễu, giảm chỉ số xuyên âm, giảm méo và tăng độ nhạy thiết bị nhằm mang đến sản phẩm tốt nhất đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người dùng.

Trên đây là những chia sẻ thông tin về thông số của cục đẩy công suất của Khang Phú Đạt dành cho bạn. Hy vọng với cách giải nghĩa này sẽ giúp bạn nắm rõ và có thể đọc hiểu được bất kì cục đẩy công suất nào và từ đó chọn cho mình thiết bị phù hợp nhất. Để được giải đáp thắc mắc khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách sử dụng cục đẩy công suất hiệu quả