Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không? Là các thắc mắc của nhiều chơi âm thanh. Chình vì thế ở bài viết nay Khang Phú Đạt Audio sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết. Cùng theo dõi nhé!

phan-tan-loa-la-gi-co-mua-phan-tan-ve-rap-loa-khong

Phân tần loa là gì? 

Phân tần loa là gì? Là một bảng mạch điện tử gồm các linh kiện như điện trở, tụ điện, và cuộn cảm. Phân tần loa hay còn được gọi là mạch loa đảm nhận nhiệm vụ cắt tần số âm thanh cho phù hợp với từng loại loa bass, loa mid và loa treble.

Hơn nữa phân tần còn được sử dụng trong loa full, loa Array, loa sân khấu, loa sub, loa 2 đường tiếng, loa 3 đường tiếng và kể cả loa toàn dải. Ngoài chức năng cắt tần số âm thanh cho loa mà còn có nhiệm vụ bảo vệ loa. Nói 1 cách dễ hiểu thì phân tần là một mạch lọc âm, tín hiệu âm thanh sau khi đi qua nó sẽ lọc ra 2 hoặc 3 dải âm nhất định phục vụ cho từng dòng loa khác nhau.

Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Phân tần ở trong loa chính là phân tần thụ động , nó là linh hồn của loa. Nếu chúng ta mua 1 củ loa đắt tiền nhưng phân tần không phù hợp, không hay thì sẽ cho ra chất lượng âm thanh không như ý muốn. Vậy có nên Có nên mua phân tần về ráp loa không? Ở đây chúng tôi sẽ chia ra làm 2 trường họp để giải thích cho các bạn. Cụ thể là:

Tận dụng loa cũ, chuyển sang loa mới

Ở trường hợp các bạn tận dụng lại loa cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều. Ví dụ như bạn đang có 1 đôi loa JBL 725 có 2 bass rất là nặng, chúng ta bê, vác, di chuyển cũng vất vả. Theo xu hướng hiện tại thì không hợp gu của các anh em làm sự kiện, đám cưới.

Thì bây giờ người ta mua thùng loa Array về sau đó dùng của bass của loa JBL 725 chuyển sang loa Array. Việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên để có thể đánh giá nó hay hay không thì rất là khó. Bởi vì ngoài phân tần quyết định đến đáp tuyến của loa nó còn liên quan đến pha. Có 1 số loa khi chúng ta đo đáp tuyến thì rất là đẹp nhưng pha lại không đẹp, không có sự thống nhất thì khi chúng ta nghe tiếng loa nó sẽ không có sự liên kết giữa các tần số với nhau.

Khi chúng ta lấy từ thùng của loa cũ chuyển sang loa mới thì chỉ cần thay đổi họng tép thì pha, điểm nối giữa loa bass và loa tép cũng có sự khác biệt lớn. Khoảng cách từ mặt cho đến chiều sâu của họng tép khác nhau thì pha cũng sẽ khác nhau. Khi lắp củ bass với họng tép sâu khoảng 10 phân vào thùng thùng khác có họng tép sâu khoảng 15 phân thì lúc này pha cũng sẽ khác và kết quả cũng sẽ khác.

Vì vậy không phải củ bass với củ tép tốt thì  cho vào thùng nào cũng được. Nếu các bác đang có các dàn loa cũ và muốn tận dụng lại và chuyển sang các thùng loa mới thì nên tìm 1 đơn vị uy tín để nhờ người ta can thiệp, làm phân tần riêng cho loa đó.

phan-tan-loa-la-gi-co-nen-mua-phan-tan-ve-rap-loa-khong-1

Đầu tư dàn mới, mua linh kiện riêng để tự ráp loa

Với các bác có ý định sắm 1 dàn loa nhưng lại mua thùng riêng, bass riêng, tép riêng, phân tần riêng về ráp vào. Theo ý kiến của chúng tôi nếu là làm như thế thì cũng sẽ tiết kiệm nhưng thật sự kết quả sẽ không như mong muốn, tiền mất tật mang. Sau này sẽ rất là vất vả bởi vì nếu bán đi thì không có giá, không bán được mà để lại dùng thì không hiệu quả.

Nếu các bác muốn sử dụng hệ thống loa tự ráp thì chỉ nên mua bass, mua tép, mua thùng và không nên mua phân tần. Phân tần các bác nên gửi đi 1 đơn vị chuyên nghiên cứu phân tần. Mặc dù nó sẽ đắt tiền hơn 1 tí nhưng nó lại đem đến kết quả rất tốt.

Video chi tiết >>>>

Với các thông tin phân tần loa là gì cũng việc ráp phân tần cho loa như trên đây, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu có nhu cầu đặt mua các thiết bị như loa sân khấu, loa Array, tủ âm thanh giá rẻ,… thì quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline của Khang Phú Đạt Audio để có thể sử hữu các sản phẩm phù hơp với mức giá tốt nhất.