Loa là thiết bị đóng vaii trò vô cùng quan trọng trong dàn âm thanh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng chúng ta thường thấy một số lỗi xuất hiện ở loa như bị 2 loa nghe không đều, loa bị mất 1 bên tiếng, cháy loa, loa bị rè… Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến một số nguyên nhân gây cháy loa cho những ai đang tìm hiểu về vấn đề này!
10 Nguyên nhân gây cháy loa có thể bạn chưa biết
Trong các hệ thống loa sân khấu, loa hội trường hiện nay khi sử dụng chúng ta đôi khi bất cẩn hoặc điều chỉnh loa không đúng cũng dẫn đến tình trạng cháy loa, hỏng loa…mà tệ hơn là hỏng cả bộ dàn. Điểm qua một số nguyên nhân gây cháy loa cơ bản sau:
Micro bị hú rít
Đây là nguyên nhân thường thấy nhất mà nhiều người không để ý. Tình trạng này xảy ra khi người điều khiển thiết bị không đúng hoặc micro bị hỏng. Với tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ gây tổn thương loa và lâu dài sẽ gây ra tình trạng cháy loa.
Nhu cầu vượt quá khả năng của loa
Điều chỉnh loa hoạt động quá công suất cũng sẽ khiến cho loa quá tải và cháy loa. Chính vì thế trong quá trình sử dụng hạn chế việc để loa hoạt động quá công suất và lựa chọn những thiết bị có công suất phù hợp nhất để phối ghép với loa. Đặc biệt là đối với dàn loa sân khấu hay hội trường bạn càng phải chú ý đến điều này.
Chia Crossover không hợp lý
Trong quá trình sử dụng đặc biệt là đối với những người mới thường chia Crossover cho Treble, Mid quá thấp. Tình trạng này xảy ra thường xuyên thì việc cháy loa là điều không thể tránh khỏi. Chia crossover có thể khá khó đối với những người mới vì thế bạn nên tham khảo, tìm hiểu hướng dẫn của những người có kinh nghiệm hơn.
Sử dụng Compressor/Limiter không chính xác
Bạn cần biết cách sử dụng Compressor hay Limiter chính xác thì thiết bị mới có thể bảo vệ dàn loa của bạn. Đọc những hướng dẫn chi tiết từ phía nhà sản xuất để hiểu rõ hơn về cách sử dụng từng thiết bị.
Thiếu Headroom
Headroom chính là khoảng dự trữ âm thanh và khá cần thiết để sử dụng cho dàn âm thanh. Khi mua Amply hay cục đẩy công suất chúng ta nên chọn thiết bị có công suất cho đủ loa và cộng thêm 20% khoảng dự trữ. Khoảng dự trữ này có thể sẽ đươc sử dụng khi bạn nâng cấp thêm loa hoặc sử dụng thêm các loại nhạc cụ khác nhau. Cũng chính vì điều này chúng tôi luôn khuyên bạn nên chọn cục đẩy/amply có công suất lớn hơn công suất của loa từ 50-100W.
Vô ý gây tiếng nổ lớn
Với trường hợp này thì việc tắt /mở thiết bị âm thanh không nhất quán, không đúng quy trình gây tổn hại đến loa và giảm tuổi thọ của loa. Ngoài ra việc rút dây jack không đúng cách cũng thường gây tiếng nổ “bụp” ở loa. Hạn chế đến mức tối đa trường hợp này!
Tiếp tục sử dụng khi loa đang gặp tổn thương
Trong quá trình sử dụng nếu loa gặp vấn đề bạn nên khắc phục và xử lý xong mới tiếp tục sử dụng được. Tránh trường hợp “dùng cố” vì sẽ rất dễ “đi cả bộ dàn”
Không phân biệt loa trong nhà và loa ngoài trời
Đối với những dòng loa khác nhau sẽ sử dụng cho không gian khác nhau. Chúng ta khó có thể đem loa trong nhà sử dụng cho ngoài trời điều này sẽ rất dễ khiến loa hoạt động quá công suất, gây ra tình trạng cháy loa.
Tham khảo thêm: Nguyên nhân 2 loa nghe không đều
Những nguyên nhân gây cháy loa trên bạn đã nhớ được chưa? Hãy lưu ý đến các thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng để hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình sử dụng gây ra những kết quả không mong muốn