Nguyên Nhân Loa Bị Rè Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Nếu loa hát karaoke gia đình của nhà bạn đang gặp phải tình trạng bị rè thì phải làm sao? Trong trường hợp loa vẫn còn bảo hành thì bạn chỉ cần liên hệ với bên nhà bán đó để nhân viên kỹ thuật sửa chữa và bảo hành. Tuy nhiên, nếu đã hết hạn bảo hành thì bạn đừng vội đem đi sửa. 

Hãy dành chút ít thời gian để kiểm tra và nghiên cứu lại xem lý do loa bị rè là do đâu. Có rất nhất nhiều lỗi cơ bản mà bạn hoàn toàn có thể xử lý được, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Nguyên nhân loa bị rè và cách khắc phục nhanh nhất
Nguyên nhân loa bị rè và cách khắc phục nhanh

? Những nguyên loa bị rè phổ biến nhất hiện nay

Nguyên nhân đến từ phần cứng của loa

Những nguyên nhân từ phần cứng của loa khiến loa bị rè như:

  • Ống côn dây loa bị chạm vào lõi nam châm.
  • Màng loa bị rách, giãn do bị ướt nước, loa bị lệch tâm lõi côn hoặc bị bong keo dán màng loa và côn.
  • Loa bị bong keo giữa màng và nhện loa.
  • Rè do bụi lâu ngày chưa vệ sinh hoặc có vật rơi vào trong phần côn loa.

Dù đây có thể là những lỗi nhỏ, nhưng bạn nên kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời để khắc phụ. Tránh để các lỗi nhỏ lâu ngày nặng hơn, loa sẽ hư hỏng nghiêm trọng khiến loa không sử dụng được nữa.

Không những thế, loa bị rè cũng là do dây tín hiệu bị đứt hoặc jack loa đã quá cũ. Dây tín hiệu giúp đường truyền tải những tín hiệu âm thanh nhanh, mạnh và chính xác. Chính vì thế khi dây tín hiệu bị đứt hoặc quá cũ dẫn đến tín hiệu kém, loa dễ bị rè. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản rất phổ biến mà không phải ai cũng để ý. Hãy kiểm tra và thay cho loa một bộ dây tín hiệu, jack loa mới để chất lượng âm thanh tốt hơn.

Một số nguyên nhân đến từ các thiết bị khác trong dàn karaoke

Nếu bạn đã kiểm tra hết phần cứng của loa mà vẫn không thấy có lỗi, tuy nhiên tình trạng loa rè khiến âm thanh vẫn bị ảnh hưởng, thì bạn hãy để ý đến các thiết bị âm thanh khác trong dàn karaoke.

1. Micro bị rè

Trong khi hát karaoke thường để micro bị hú dài, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho loa bị rè. Khi đó, năng lượng phát ra lớn khiến cuộn dây loa sinh nhiệt nhanh chóng, không kịp tản ra môi trường xung quanh nó, khiến loa bị rè, xấu hơn nữa là loa có thể bị hỏng và cháy.

Micro không dây starsound ST 638 31
Micro không dây starsound ST 638 31 chống hú, rít cho loa

Hãy kết hợp một chiếc micro chất lượng hơn hoặc tinh chỉnh phần micro trên amply karaoke nhà bạn để tránh tình trạng này xảy ra. Hoặc bạn có thể sắm một chiếc amply có tích hợp chức năng chống hú, rít cho micro tại cửa hàng của KHANG PHÚ ĐẠT AUDIO

2. Amply bị quá tải

Loa rè cùng có thể là do amply karaoke của bạn bị quá tải. Nguyên nhân này diễn ra là do lúc lựa chọn thiết bị cho dàn karaoke bạn không đánh giá đúng công suất của amply so với loa của bạn. Khiến các thiết bị không tương tích, dẫn đến loa karaoke của bạn bị rè. Để khắc phục trường hợp này bạn nên bổ sung cục đẩy công suất để nâng công suất của amply lên phù hợp với công suất của loa, cho âm thanh của bộ dàn chân thực, sinh động và mạnh mẽ.

Nếu trong trường hợp bạn cố tình sử dụng loa ngay kể khi phát hiện ra âm thanh không đều, lúc to lúc nhỏ chất lượng âm thanh không được tốt thì không chỉ dẫn đến loa bị rè mà còn dần dẫn đến hỏng loa hay thậm chí gây ra cháy nổ cho các thiết bị khác trong bộ dàn. Vậy nên, nếu loa đã quá cũ hãy thay loa mới để không ảnh hưởng đến những thiết bị khác trong dàn karaoke.

3. Chia mạch phân tầng chưa được hợp lý

Một nguyên nhân không phải ai cũng biết đó chính là các bạn chia crossover (mạch phân tần) của loa không thích hợp. Mạch phân tần được lắp giữa loa và amply, có nhiệm vụ chuyển tải toàn bộ năng lượng điện do amply cung cấp cho loa.

Trong hệ thống loa hai đường tiếng, dải tần thường được chia thành 2 phần: phần tần số cao sẽ đi vào củ loa treble, còn phần tần số thấp đi vào củ loa mid/bass.

Với hệ thống 3 đường tiếng, hệ thống cũng có 2 củ loa bass và treble giống như hệ thống 2 đường tiếng. Tuy nhiên, sẽ có thêm một củ loa phụ trách riêng cho phần mid và lúc này, bộ phân tần sẽ chia tín hiệu ra thành 3 dải tần riêng biệt khác nhau.

Phân tần không đơn giản chỉ cải thiện chất lượng âm thanh của dàn karaoke, nó còn có tác dụng bảo vệ củ loa treble khỏi các tần số thấp đi vào. Tuy nhiên chất lượng tái tạo âm thanh tổng thể thường hay bị ảnh hưởng, loa bị rè vì lúc này củ loa đã hoạt động với dải âm tần không đúng với thiết kế như lúc ban đầu.

Vì vậy, khi sử dụng bạn cần kiểm tra thông số kỹ thuật trước khi chia crossover, tránh tình trạng crossover cho tần số mid, treble quá thấp hoặc amply tải loa treble quá lớn để chất lượng âm thanh hoàn hảo hơn

Xem ngay: Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Các nguyên nhân khác

Ngoài phần cứng và các cấu tạo bên trong loa hay do các thiết bị thì việc sử dụng loa không đúng cách cũng khiến loa bị rè như: tắt mở loa đột ngột. Trường hợp này rất phổ biến đa số hộ gia đình nào cũng gặp phải. Để loa được bền và lâu hỏng, bạn nên mở từ trên xuống dưới (mở amply cuối cùng), tắt từ dưới lên trên (tắt amply đầu tiên). Tránh rút jack, chạm dây, rơi micro không dây khi mà hệ thống âm thanh đang hoạt động.

? Cách sửa loa bị rè nhanh chóng

Sau khi đã biết được nguyên nhân, bạn cần có những phương án khắc phục  để xử lý âm thanh bị rè như sau:

Cách khắc phục đơn giản cho loa bị rè
Cách khắc phục đơn giản cho loa bị rè

Trong khi sử dụng, để tránh cho loa bị rè hay hú thì bạn nên kết hợp dùng với micro và amply chất lượng tốt, khả năng tương thích cao. Đồng thời cũng nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị này sạch sẽ để tránh tình trạng bụi bám làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Bạn có thể nhờ các nhân viên của cửa hàng bán thiết bị để tư vấn và cung cấp các nguyên tắc khi lắp đặt dàn loa tại gia đình để có những phút giây trải nghiệm âm thanh hoàn hảo nhất. Hãy chú ý cách cầm và đặt micro trong quá trình sử dụng để loa không bị hú rít.

Đồng thời, bạn nên đặt loa, micro ở những nơi khô ráo thoáng mát, không để tiếp xúc trực tiếp với nước dễ làm hư hỏng thiết bị. Khi trời mưa, độ ẩm khá cao, bạn nên bảo quản các thiết bị âm thanh thật kỹ ở những nơi khô thoáng.

? Địa chỉ sửa loa rè uy tín tại Hà Nội và Tp.HCM

Với những nguyên nhân đơn giản, bạn hoàn toàn dễ dàng có thể tự mình khắc phục ngay tại nhà. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào bạn cũng có thể sửa lỗi được, dù đã áp dụng hết các cách làm loa hết rè ở phía trên. Lúc này thay vì “khám phá” chiếc loa của mình xem có bệnh tình gì thì bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người thợ chuyên nghiệp lành nghề để tránh bị hỏng trong trường hợp không mong muốn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều địa chỉ sửa loa và các thiết bị điện tử khác nhau và mức giá cũng chênh lệch nhau rất nhiều. Tuy nhiên, để tránh không bị “mất tiền oan” thì bạn hãy đến với KHANG PHÚ ĐẠT AUDIO

Với trên 10 năm kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực âm thanh, ánh sáng, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin sẵn sàng mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Tại đây, dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử đều diễn ra theo một quy trình hoàn chỉnh, đảm bảo rằng không có tình trạng tráo đổi linh kiện.

Xem thêm: Micro không dây bị lỗi – Nguyên nhân và cách khắc phục

Hy vọng với các cách khắc phục loa bị rè ở bài viết trên sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề cơ bản để loa ra được những chất âm tuyệt vời nhất. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn về tình trạng loa bị lỗi, hay có nhu cầu sửa chữa âm thanh khác, bạn hãy gọi đến SDT: 096.779.3333 của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc cụ thể.