Tiếng hú rít trong hệ thống âm thanh khiến nhiều chơi audio và cả người nghe cảm thấy cực kỳ khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cháy và hư hỏng thiết bị âm thanh. Không quá khó khăn để khắc phục hiện tượng này. Nếu bạn đang sở hữu dàn karaoke, dàn âm thanh sân khấu, hội trường hay đám cưới thì hãy nắm rõ các nguyên nhân gây hú rít âm thanh và cách khắc phục hiệu quả ngay sau đây nhé.
Nguyên nhân gây hú rít trong âm thanh
Thông thường tín hiệu âm thanh đi vào Micro qua EQ và bộ xử lý sau đó được truyền ra cục đẩy công suất để khuếch đại và cuối cùng sẽ ra loa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp Micro nhận lại tín hiệu từ loa và cứ thế xảy ra vòng lặp vô hạn là nguyên nhân gây hú rít trong âm thanh. Hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến côn loa nóng lên và dễ dẫn đến hiện tượng cháy loa. Hú rít xảy ra gây khó chịu với người nghe và để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục là mối quan tâm hàng đầu của người chơi âm thanh. Các nguyên nhân chủ yếu bạn cần nắm rõ:
✅ Nguyên nhân từ Micro
Nguyên nhân dẫn đến là sau màng nhún của Micro được thiết kế 1 lỗ thoát hơi, vì lí do nào đó màng nhún này bị bịt kín dẫn đến âm thanh cộng hưởng ngay bên trong thân Micro gây ra tiếng hú. Người hát cầm tay ôm vòng qua chụp Micro hoặc cầm tay vào chỗ ăng ten của Micro không dây cũng là nguyên nhân gây hú rít mà nhiều người mắc phải. Đối với thiết bị Micro có dây thì cộng hưởng từ các thiết bị điển cũng gây nhiễu tín hiệu từ Micro truyền vào Amply gây ra tiếng hú.
✅ Do cách bố trí loa
Nếu bạn đặt loa gần Micro hoặc hướng thẳng vào Micro sẽ dễ dàng tạo ra hú rít. Ngoài ra nếu khoảng cách giữa micro và loa quá gần cũng sẽ dễ gây xuất hiện tiếng hú.
✅ Do cục công suất
Nhiều người dùng khi sử dụng mức công suất không đủ thường tăng độ nhạy của Micro lên để đáp ứng nhu cầu, như vậy rất dễ xảy ra hiện tượng hú rít âm thanh.
✅ Thiết kế căn phòng
Mỗi phòng hát có một tần số cộng hưởng riêng theo thiết kế. Tương tự như khi bạn áp con ốc vào tai và nghe tiếng “ u u “ vậy, đó là tần số cộng hưởng của con ốc và đối với phòng hát cũng vậy.
✅ Điều khiển âm thanh
Người điều khiển âm thanh trong quá trình thực hiện điều chỉnh thao tác sai cũng chính là nguyên nhân dễ gây xuất hiện tiếng hú.
Tiếng hú rít gây ra hậu quả gì?
Khi xảy ra tiếng hú rít trong dàn âm thanh tức là hệ thống loa của bạn đang gặp những tổn hại nghiêm trọng. Hú rít xuất hiện nhiều loa càng nhanh chóng bị hư hỏng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cháy công suất và nhiều thiết bị âm thanh khác. Đối với loa Treble tiếng hú trong khoảng 5 giây trở lên thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt nhanh chóng, không kịp tỏa nhiệt ra môi trường sẽ dẫn đến cháy loa.
Điều đặc biệt, khi sử dụng hệ thống có tiếng hú xảy ra sẽ khiến âm thanh bị méo gây ra khó chịu đối với người nghe.
Cách khắc phục tiếng hú trong dàn âm thanh
» Chú ý lựa chọn và bố trí Micro với loa hợp lý
Đối với dàn âm thanh hội trường bạn nên sử dụng Micro chuyên nghiệp và loa có tính định hướng để thu âm thanh từ phía nguồn âm. Micro có tính định hướng tốt sẽ giúp cho việc nâng cao độ khuếch đại của Micro trong sân khấu và giảm âm hồi nguồn cho Micro tới mức nhỏ nhất.
Khi bố trí thiết bị âm thanh trong bộ dàn bạn hãy chú ý đến khoảng cách giữa loa và Micro. Tính toán vị trí lắp đặt loa so với người dùng Micro để hạn chế tối đa âm thanh hồi nguồn. Và lưu ý trong quá trình sử dụng đầu Micro không nên hướng về phía loa để tối ưu việc thu tiếng, tránh lẫn lộn với tiếng nhạc phát ra từ loa gây nhiễu âm, hú rít.
Một điều nữa hãy hạn chế tối đa số lượng Micro sử dụng cùng lúc. Nhiều trường hợp bạn cần sử dụng cùng lúc 5 – 10 Micro hãy giảm bớt âm lượng của Micro để tránh gây ra tiếng hú do trùng tần số. Đồng thời nên tắt bớt những Micro đã sử dụng xong để đảm bảo dàn âm thanh được vận hành ổn định.
» Tránh tăng giảm âm thanh đột ngột
Khi muốn tăng giảm âm lượng của dàn âm thanh bạn nên điều chỉnh từ từ, không nên tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột. Mỗi thiết bị đều có một giới hạn, nếu vượt quá những giới hạn này sẽ gây ra tiếng hú không mong muốn. Đây là cách khắc phục tiếng hú cho dàn âm thanh hội trường mà bạn cần lưu ý khi vận hành.
» Cân chỉnh thiết bị âm thanh hợp lý
Tiếng hú rít còn xảy ra do thao tác điều chỉnh các thiết bị âm thanh không hợp lý. Để dàn âm thanh có chất lượng hoàn hảo bạn cần điều chỉnh thiết bị sao chi phù hợp. Đặc biệt với Amply nếu chỉnh không đúng cách sẽ là nguyên nhân khiến Micro phát ra tiếng rú rít.
Chỉnh Amply cơ bản
Đầu tiên để các nút của phần master ở chế độ chính giữa là 0db, các nút của Micro cũng là 0db. Nút âm lượng của Micro thì để ở mức nhỏ nhất. Sau đó tiến hành tăng dần nút âm lượng của Micro kên đến khi nào loa bị hú rít thì dừng lại rồi giảm âm lượng xuống một chút đến khi loa không bị rú rít mà âm lượng Micro vẫn đảm bảo. Nếu âm lượng Micro đảm bảo nhưng khi sử dụng vẫn bị rú thì cần giảm dần bass của Micro và của master, bị rít thì giảm dần treble của mic và treble của master đến khi nào hết thì dừng lại.
Tiếng gầm mic mà bạn cũng cẩn phải chỉnh Micro. Khi chỉnh phần mic mộc đã hoàn thành thì đến phần echo thường có tiếng gầm mic do bass echo đang bị thừa nhiều gây nên. Ta phải giảm dần đến khi nào hết thì dừng lại. Không nên giảm nhiều quá sẽ khiến Micro bị khô. Ngoài ra treble của echo cũng là nguyên nhân tại nên tiếng rít của mic.
Chú ý khi điều chỉnh Amply
- Khi hát thấy giọng hát bị nặng tiến hành tăng nút mid của đường mic lên từ từ, nếu tăng nhiều và tăng quá đột ngột sẽ gây ra hú khiến hệ thống loa dễ bị cháy.
- Nếu muốn tiếng hát nhuyễn và xịt xịt thì tăng thêm ở nút Hi trên đường Micro và đường echo tổng.
- Đối với tiếng hát không dày tăng nhẹ nút echo trên đường mic và nút low trên đường echo tổng.
- Nên tăng từ từ các nút trên để tránh hiện tượng hú. Nếu hệ thống bị hú thì cách xử lý nhanh chóng nhất chính là giảm nút Vol trên tường Micro hoặc nút echo cùng nút trên đường Micro.
» Sử dụng Mixer kỹ thuật số
Hầu hết những thiết bị xử lý kỹ thuật Mixer kỹ thuật số hiện nay đều được trang bị tính năng tự động cắt hú. Bạn chỉ cần chọn một chế độ cắt hú tự động và chỉnh âm sắc theo kinh nghiệm sử dụng của mình. Say khi lựa chọn xong mà vẫn xuất hiện hú thì giảm nhỏ công suất và tiến hành chỉnh các bands của EQ.
Đối với EQ band nào đã chỉnh giảm dưới mức 0dB thì dải tần đó dư, tạm thời bỏ qua. Giải nào phải nâng thì coi như thiếu công suất cho giải tần đó. Giới hạn cho việc nâng giải là 3dB, khi quá giá trị này bạn phải bù đắp công suất riêng ở giải đó. Band bị vượt quá +10dB cần công suất lên ít nhất là gấp đôi mới đủ bù cho hệ thống. Số dB này tính tổng cộng tất vả các tone đã nâng trong hệ thống. Tiếng hú là âm bas nằm trong tần số từ 20Hz đến 200Hz và tiếng rít là âm treble từ 6kHz- 20kHz, khi bị hú rít ở dải tần nào chỉ việc cắt nó đi là được.
» Thiết bị khuếch đại âm thanh thiếu công suất
Các thiết bị khuếch đại như Amply, cục đẩy công suất có công suất không đủ tải cho loa sẽ khiến loa hoạt động với âm lượng không đủ mạnh mẽ cũng làm phát sinh các tiếng hú rít. Chính vì vậy khi phối ghép các thiết bị, bạn cần chú ý đến các thông số kỹ thuật của loa và cục đẩy công suất hoặc Amply về công suất, độ nhạy, trở kháng để bộ dàn hoạt động một cách hiệu quả tránh tình trạng hú rít.
Chúng tôi đưa cho bạn lời khuyên tốt nhất là nên lựa chọn các thiết bị khuếch đại có công suất lớn gấp đôi loa sử dụng để có thể đảm bảo hệ thống âm thanh được hoạt động hiệu quả và ổn định nhất hoặc bạn cũng có thể sử dụng những thiết bị hỗ trợ việc khuếch đại tín hiệu âm thanh như bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha…cũng sẽ góp phần hỗ trợ cho quá trình khuếch đại tín hiệu âm thanh hiệu quả.
» Loa và cách bố trí
Tần số đáp ứng của hệ thống loa không bằng phẳng, đây là điều luôn đúng với những phòng hát ở Việt Nam. Vì vậy mà soundman thường phải sử dụng EQ để cân bằng biểu đồ tần số đáp ứng. Ngoài những dải tần số thừa sẽ bị cắt bớt sẽ có tần số phải nâng lên để cân bằng âm sắc. Khi tiến hành nâng độ nhạy Gain lên thì xuất hiện hú/rít rất dễ xảy ra. Sử dụng EQ có nhiều nhược điểm nhưng đây là thiết bị cần có nên vẫn phải sử dụng, bạn chỉ cần tìm hiểu chuyên sâu để biết tăng giảm tần số hợp lý.
Ngoài ra, loa bị hú rít rất dễ xảy ra khi đặt micro gần loa hoặc hướng thẳng vào mặt loa. Bạn nên tìm hiểu kỹ về góc mở của loa tép và đặt loa sao cho khi nó hướng thẳng vào Micro thì nên có khoảng cách xa Micro nhất.
» Một số lưu ý khác
Sau khi phát hiện được nguyên nhân gây tiếng hú trong dàn âm thanh thì bạn thực hiện khắc phục bằng một trong các cách sau:
- Sử dụng micro không dây và loa có tính định hướng cao để nâng cao độ khuếch đại của micro và giảm được âm hồi nguồn phát ra từ phía loa hội trường, đám cưới hay sân khấu
- Không đặt micro quá xa so với người nói và quá gần với loa. Chú ý cầm micro chính xác theo hướng dẫn
- Sử dụng cục đẩy có công suất phù hợp với công suất của loa. Và trang bị thêm thiết bị như bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha để công suất từ cục đẩy hay Amply đến loa hiệu quả hơn
- Điều chỉnh âm thanh từ từ: không nên tăng hay giảm Volume của thiết bị quá đột ngột.
- Bảo dưỡng thiết bị định kỳ: thiết bị âm thanh đều có tuổi thọ cũng như khả năng hoạt động trong một thời gian nhất định. Chính vì thế trong quá trình sử dụng bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên để phát hiện những vấn đề của thiết bị. Nên nhanh chóng thay thế những thiết bị hỏng trong dàn để tránh ảnh hưởng đến các thiết bị khác.
Trên đây là những nguyên nhân gây hú rít trong dàn âm thanh và cách khắc phục hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh, vận hành hệ thống âm thanh của mình hiệu quả tránh hiện tượng hú rít và kéo dài tuổi thọ sử dụng của các thiết bị.
Xem thêm: Cách lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường chuẩn nhất hiện nay