Micro Condenser là gì? Phân biệt Micro condenser và Micro dynamic

Micro là thành phần góp phần hoàn thiện hệ thống âm thanh chuyên nghiệp cũng là thiết bị thu âm và xử lý giọng hát của người dùng! Với một chiếc Micro tốt bạn sẽ có được một chất tuyệt vời hơn hẳn! Hiện nay trên thị trường chủ yếu người ta biết đến Micro không dây hoặc Micro có dây theo cấu tạo của mic còn về ứng dụng cũng như mục đích sử dụng thì Micro được chia thành 2 loại – dynamic và condenser! Vậy Micro condenser là gì? hay Micro dynamic là gì? Giữa 2 loại này có điểm khác biệt gì? Sau đây sẽ là những kiến thức cơ bản về 2 loại Micro này!

Micro condenser và Micro dynamic
Micro condenser và Micro dynamic

Micro condenser là gì?

Mic condenser hay là mic điện dung – đây là loại Micro có được độ nhạy cực cao, khả năng bắt âm chính xác, âm sắc đầy đủ, không bị hao bass dù ở khoảng cách xa. Loại Micro condenser này còn có tên gọi khác là Micro dạng tụ bởi mảng của nó có nguyên lý hoạt động như một tụ điện! Khi âm thanh đến màng sẽ tạo ra những rung động, màng thu hấp thụ và chuyển hóa chúng thành những tín hiệu âm thanh! Vì vậy nên dòng Micro này phải cần nguồn điện từ 9V-50V từ pin hoặc nguồn phantom của Mixer để hoạt động!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Micro condenser
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Micro condenser

Do đặc thù đó mà loại Micro này thường được dùng trong các phòng thu để có được chất âm tốt nhất! Không chỉ dùng để thu âm chuyên nghiệp mà Micro condenser còn được dùng cho hát tốp ca, thu tiếng guita thùng hay dùng cho dàn karaoke!

Micro dynamic là gì?

Micro Dynamic hay là mic điện động sở hữu cấu tạo như một chiếc loa với màng rung siêu mỏng gắn với một cuộn dây đồng mảnh được đặt vào một khe từ trường của khối nam châm lớn. Micro dynamic sẽ nhận sóng âm từ bên ngoài sau đó chuyển đến màng rung và chuyển rung đến cho cả cuộn dây đồng! Chính sự rung động của cuộn dây đồng trong môi trường từ trường của nam châm sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều đến 2 đầu dây dẫn sau đó là được khuếch đại lên bởi Mixer và ampli! Bạn có thể xem thêm rất nhiều mẫu Micro dynamic mới nhất tại đây: https://khangphudataudio.com/micro-khong-day

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Micro dynamic
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Micro dynamic

Vì chúng sử dụng hiệu ứng từ trường tự thân nên không cần có nguồn cấp bên ngoài. Cũng bởi cấu tạo như vậy mà chúng chuyên được dùng để thu âm tiếng đơn – của một người với cực ly gần nên rất được ưa chuộng trong việc sử dụng cho dàn karaoke, trình diễn chuyên nghiệp, âm thanh hội trường sân khấu, … Loại Micro dynamic này thích hợp với những âm ở dải tần cao và thu tốt cho những nhạc cụ có cường độ cao như kèn trumpet hay trống! Cũng cũng dễ dàng sử dụng, cài đặt cũng như có được âm thanh mềm mại, mượt mà cùng mức giá thành thường thấp hơn so với Micro condenser nhưng khi thu âm xa lại hay bị mất tiếng bass

Phân biệt Micro condenser và Micro dynamic

Tần số đáp ứng

Micro Condenser được thiết kế phù hợp với những âm thanh thuộc dải tần số cao như guitar, piano,… Còn Micro dynamic lại hoạt đông tốt hơn ở những dải ần số thấp như trống, gitar điện,…

So sánh sự hoạt động giữa Micro condenser và Micro dynamic
So sánh sự hoạt động giữa Micro condenser và Micro dynamic

Kích thước và đặc tính của màng thu

Phần màng thu của Micro Condenser thường có độ dày cũng như trọng lượng nhẹ hơn hẳn so với Dynamic nên Condenser chuyên “trị” những âm thanh thuộc dải tần cao! Bởi những âm thanh ở tần số cao thường sẽ chứa ít năng lượng hơn là những âm thanh thuộc tần số thấp nên sẽ không đủ năng lượng để tinh chỉnh được nếu là lớp màng dày và nặng!

Năng lượng hoạt động

Vì có lớp màng thu dày hơn hẳn so với mico Condenser nên Micro dynamic có đủ khả năng để tạo ra dòng điện khi chuyển động nên chúng không cần có nguồn cấp từ bên ngoài nữa! Với mẫu Micro Condenser thì lại cần có nguồn cấp năng lượng từ bên ngoài nhưng cũng chính điểm này đã giúp cho mẫu Micro này có được độ nhạy tốt hơn và có thể thu được nguồn âm có ít năng lượng hơn!

Độ bền

Mặc dù được sở hữu những công nghệ tân tiến hiện nay nhưng do lớp màng thu của Micro Condenser rất mỏng và nhẹ nên rất dễ vỡ nhất là khi áp suất âm thanh quá cao! Vạy nên nếu chiếc Condenser bị rơi thì thường là chúng sẽ không hoạt động được như ban đầu nữa! Tuy nhiên với Micro dynamic thì vấn đề này trở nên dễ dàng hơn nên dù bạn có làm rơ thì đa số chúng vẫn có thể hoạt động bình thường trở lại. Do vậy nên dòng Micro Dynamic cũng hay được lựa chọn cho những dàn âm thanh hội trường sân khấu, karaoke gia đình hay đám cưới hơn! Bên cạnh đó mẫu Micro dynamic này còn có khả năng thích nghi cao với nhiều môi trường khác nhau hơn hẳn so với Micro Condenser!

Tham khảo: Đơn vị sửa chữa Micro uy tín tại Hà Nội

Giá cả

Một chiếc Micro dynamic cùng phân khúc thì thường sẽ dễ chịu hơn so với một chiếc Micro Condenser. Ví dụ như một chiếc Micro dynamic tốt hiện nay có tầm giá khoảng 10 triệu đồng nhưng để mua được 1 chiếc Micro Condenser tốt thì con số đó lên đén vài chục triệu đồng! Tuy nhiên với sự phổ thông hơn để đến gần với người tiêu dùng hơn thì cả dòng Micro condoser giá rẻ cũng như Micro dynamic trở nên phổ biến hơn với nhiều model mới được ra đời sẽ giúp quý khách lựa chọn dễ dàng, tiết kiệm hơn!