Khi nhắc đến âm thanh bạn sẽ nghĩ ngay đến các thiết bị, công cụ tạo ra âm thanh như loa, mixer, micro,… Vậy bạn đã nghe đến mạch khuếch đại âm thanh chưa? Nó có tác dụng gì? Dùng như thế nào? Hãy cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu nhé!
Mạch khuếch đại âm thanh là gì?
Mạch khuếch đại âm thanh hay còn gọi là tăng âm là 1 loại khuếch đại điện tử thực hiện khuếch đại tín hiệu âm thanh điện tử năng lượng thấp. Giúp thu tín hiệu có công suất lớn hơn, đủ để vận hành thiết bị hoặc các linh kiện khác. Đặc biệt là thiết bị tái tạo âm thanh từ năng lượng điện đó.
Thiết bị khuếch đại âm thanh sẽ được đặt ở các vị trí thuận lợi để phát huy khả năng thu nhận nguồn tín hiệu tốt như cảm biến âm thanh trong các hộp nhạc cụ, microphone, đĩa CD, Cassette, đầu đọc tín hiệu băng từ, mạch tách sóng trong máy thu thanh, thu hình,…
Dải tần số âm thanh từ 20Hz – 20kHz. Thêm vào đó 1 số mạch đặc biệt với băng tần mở rộng đến mức 44 kHz có khả năng khuếch đại tín hiệu stereo.
Tác dụng của mạch khuếch đại âm thanh
Mạch khuếch đại âm thanh là hệ thống nhận tín hiệu âm thanh đầu vào từ các nguồn như USB, điện thoại đầu DVD hay các thiết bị lưu trữ âm thanh nào khác. Sau đó chuyển tín hiệu trong ampli công suất
Trước đây mạch khuếch đại được dùng tách rời tùy theo nhu cầu riêng của người sử dụng. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ chúng đã được tích hợp vào các thiết bị riêng biệt. Nó đem lại cho sự thuận tiện cũng như tiết kiệm chi phí cho người dùng. Nếu bạn biết cách thực hiện sẽ tạo ra âm thanh có chất lượng như mong muốn.
Hiện nay trên thị trường có nhiều thiết bị khuếch đại âm thanh ra đời. Mỗi loại lại có thiết kế, cấu tạo, công dụng, được làm từ chất liệu khác nhau. Vì thế người dùng có thể thoải mái lựa chọn và sở hữu cho mình sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu với mức giá phù hợp nhất.
Ngoài ra chúng còn được ứng dụng lắp đặt tại các hệ thống tái tạo âm thanh dùng cho rạp hát, nhạc cụ khuếch đại âm thanh như bộ gõ điện, guitar điện,…
Nguyên lý hoạt động
Các âm thanh như giọng nói, giọng hát sẽ có các sóng âm khác nhau được gửi qua micro. Màn ngăn của micro sẽ chuyển đổi nó thành tín hiệu điện. Các tín hiệu điện dao động đại diện cho độ loãng và áp suất của âm thanh gốc. Nhờ đĩa CD, đầu ghi,… tín hiệu điện sẽ được mã hóa.
Bộ phát hiệu được ghi sẽ giải mã tín hiệu điện và được đưa ra cho loa. Sự thay đổi áp suất tương tự sẽ được loa tái tạo như lúc ban đầu.
Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại âm thanh tổng hợp giống như một bộ trộn âm thanh đa kênh cho một số kênh âm thanh. Nó sẽ không bị nhiễu âm vì mỗi tín hiệu sẽ được đưa đến một điện trở, còn đầu kia sẽ được kết nối với cực GND.
Có 2 tín hiệu được tạo ra trong quá trình khuếch đại đó là tín hiệu đầu ra và tín hiệu đầu vào. Đây là 2 loại tín hiệu khác nhau. Tín hiệu đầu ra phải được xử lí thông qua các bộ phận của mạch khuếch đại, nhờ việc đầu ra phải thay đổi điện trở đối để tạo ra mức dao động điện áp mới cho tín hiệu âm thanh gốc. Vì thế âm thanh phải được khuếch đại đầu tiên với sự hỗ trợ của bộ tiền khuếch đại. Tín hiệu đầu ra sẽ mạnh hơn so với tín hiệu đầu vào trong bộ khuếch đại công suất. Số lượng bộ khuếch đại sẽ tùy vào nhà sản xuất.
Xem thêm: Cách kết nối 2 loa bluetooth với nhau
Qua bài viết này mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về mạch khuếch đại âm thanh là gì cũng như công dụng và nguyên lý hoạt động của nó. Nếu bạn cần tư vấn thêm về âm thanh hội trường, dàn âm thanh nhạc sống giá rẻ, âm thanh sự kiện ngoài trời, đám cưới,… hãy liên hệ ngay Khang Phú Đạt Audio nhé!