Loa thùng là gì? Cấu tạo của loa thùng như thế nào?

Loa thùng là loại loa không còn xa lạ gì đối với nhiều người, cái tên gọi này nó đã quá quen thuộc chắc chẳn rằng bạn đã từng nghe thấy nó rồi đúng không? Tuy nhiên ít ai biết nó là gì ? và có cấu tạo ra sao ? Hôm nay, Khang Phú Đạt Audio sẽ giới thiệu cho  các bạn biết loa thùng là gì? và nó có cấu tạo ra sao? 

Loa thùng là gì?

Đối với những “tín đồ” về âm thanh thì loa thùng là thiết bị quá quen thuộc vì đây là dòng loa được sử dụng rất phổ biến trên thị trường Việt Nam nó có thể được sử dụng thay thế cho loa đám cưới, loa hội trường chuyên nghiệp. Nhiều gia đình cũng lựa chọn loa thùng, là thiết bị âm thanh, phục vụ nhu cầu giải trí nghe nhạc và hát karaoke mỗi ngày.

 

Hiện nay trên thị trường, dòng loa thùng nổi tiếng nhất có chất lượng tốt nhất và giá phải chăng nhất hiện nay đó chính là các hãng loa: JBL, BMB, BIK… Những sản phẩm này được người tiêu dùng lựa chọn đông đảo và sử dụng rất nhiều sản phẩm làm hài lòng kể cả đối với khách hàng khó tính nhất. Loa thùng được sử dụng thích hợp cho âm thanh đám cưới, âm thanh hội trường và karaoke chuyên nghiệp.

Cấu tạo cơ bản của loa thùng hiện nay

Đối với một chiếc loa thùng nó được cấu tạo từ 6 bộ phận đó chính là: Driver, lỗ dội âm, thùng loa, jack, nối dây, mạch phân tần và phụ kiện. Tất cả các thiết bị này đều được lựa chọn kỹ lưỡng sao cho đảm bảo được chất lượng âm thanh tốt, ổn định và về cả thẩm mỹ bên ngoài để gây ấn tượng với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Công suất của loa thùng có thể đáp ứng được mọi không gian, diện tích khác nhau cho người dùng có thể lựa chọn thoải mái.

Chi tiết cấu tạo về từng bộ phận của loa thùng.

Driver: Driver là bộ phận quan trọng nhất được ví như là bộ não của loa. Nó có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu thành sóng âm thanh thông qua những chuyển động của màng loa.

Dựa trên những vài trò mà nó đảm nhiệm trong toàn dải âm thanh, bởi thế người ta đã sắp xếp thành các dạng khác nhau như sau:

Loa cao tần (loa Treble): Loa này có nhiệm vụ phát âm thanh trong khoảng tần số cho phép từ 2000 hz đến 20000 hz. Thường biểu thị những âm cao của các nhạc cụ, hay giọng hát…Loa cao tần có kích thước nhỏ, chỉ vào khoảng từ 1 đến 3 inch, và nó được làm bằng các loại vật liệu khác nhau, như là lụa. titanium, hay accs dạng sợ tổng hợp khác nhau mà tạo nên.

Loa Mid: Nó có nhiệm vụ phụ trách dải âm thoại và các âm thanh mà tai con người dễ nghe thấy nhất. Loa phát ra âm thanh trong khoảng tân số từ 200hz hoặc 500hz đến 2000hz, đây là mức biểu thị cho những âm thanh bình thường. Ngoài ra, kích thước của loa chỉ khoảng 1 đến 5 inch, nằm trong khoảng giữa loa Treble và loa woofer (tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ). Đối với loại loa này, vật liệu để làm màng loa có rất nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và đặc trưng về âm nhạc.

Loa siêu trầm ( woofer) : đây là loại loa phát ra âm thanh nằm trong khoảng tần số dưới 500hz, hoặc 200hz cho tới 20hz. Loa này có kích thước lớn hơn với bán kính nằm trong khoảng từ 8inch cho đến 18inch. Loa siêu trầm thường tạo ra những tiếng trống rền, cho những bản nhạc rock, dance sôi động, ồn ào, và mạnh mẽ. Khả năng hiện thị độ sâu của âm thanh, có khi phụ thuộc vào kích thước nón loa và chính lượng không khí mà nó tạc động vào.

Loa toàn dải: có nhiệm vụ phát ra âm thanh trong khoảng tần số từ 20hz đến 20 000 hz. Loa này thường được sử dụng trong các hội trường. Đi kèm với nó thường là loa siêu trầm để có thể lột tả được hết dải âm thanh một cách đầy đủ nhất.

Bạn có thể quan tâm:  Loa toàn giải là gì

Bass reflex: Là các lỗ phản xạ âm để cải thiện chất lượng âm thanh do màng loa thùng khá nhỏ. Cũng tùy vào thiết kế, để có thể làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Do đó, lỗ này có thể được bố trí ở phía trước hoặc sau của loa thùng. Nó cũng có thể được thiết kế dưới dạng lỗ đôi hay lỗ đôi phản xạ âm.

Thùng loa: Thùng loa hay còn gọi là vỏ bọc của loa phụ thuộc kích thước, vật liệu chế tạo, độ dày, và các loại sơn phủ… chính những điều này cũng tác động không nhỏ đến chất lượng âm thanh mà loa phát ra bên trong thùng loa sẽ chứa các thành phần như là treble, bas, mạch phân tần…

Hiện nay hầu hết mẫu thùng loa cao cấp, đều được làm bằng gỗ cao cấp với thành rất dày và đặc. Như vậy sẽ giảm thiểu được độ rung của loa, giúp loa phát ra âm thanh tốt hơn. Còn các loại gỗ ép như là MDF, thường được dùng cho các loa thùng giá rẻ.

Jack nối dây: Để loa có thể hoạt động tốt chạy ổn đình vậy thì jack nối dây cũng phải thật chất lượng tốt. Hiện nay, hầu hết các loa đều sử dụng đầu jack loa riêng, để kết nối với Amply hoặc cục đẩy, nhằm giúp cho tín hiệu được chuyển vào loa một cách thật dễ dàng và tốt nhất, trước khi được loa xử lý và phát ra ngoài. Để đảm bảo được tính gọn gàng và thẩm mỹ thì những jack nối dây này thường được thiết kế ở phía sau của loa.

Mạch phân tần: Khi nhắc đến mạch phân tần thì đang nói đến chính là bộ phần tách các kênh tín hiệu, thành các dải âm thanh khác nhau, cho từng loa phù hợp. Mạch phân tần này thường nằm trong thùng loa, nó được hiểu như bộ xử lý tín hiệu âm thanh trước khi âm thanh được lọc ra các driver. Bộ phần này, sẽ giúp các âm thanh được phân chia một cách tốt nhất, để không bị hút âm hoặc chồng âm lên nhau, khi phát ra ngoài.

Phụ kiện: Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của loa thùng, thì có rất nhiều phụ kiện sẽ giúp cho nó trở nên hoàn hảo hơn như là : giá đỡ, giá treo tường, tủ đựng thiết bị.. bạn cần phải chọn được những phụ kiện chất lượng để đảm bảo chất lượng cho hệ thống loa của bạn.

Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ của bài viết này các bạn có thể biết được loa thùng là gì và có cấu tạo như thế nào. Khang Phú Đạt Audio là đơn vị phân phối các dòng loa thùng chính hãng cao cấp với giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn nhiệt tình miễn phí.