Loa siêu trầm là một dòng loa phổ biến trong các dàn âm thanh chuyên nghiệp hiện nay! Nổi tiếng với khả năng tạo nên những dải âm bass cực sâu, chắc và tuyệt vời – loa siêu trầm chính là cái tên nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên gia cũng như phản hồi tốt từ phía người dùng! Vậy thế nào được gọi là loa siêu trầm? Đặc điểm của dòng loa siêu trầm là gì?
Loa siêu trầm là gì?
Loa siêu trầm hay được biết đến cái tên loa sub với một cấu hình hoàn thiện với công dụng mô phỏng riêng cho những tần số âm thanh ở dải âm thấp được gọi là âm bass! Dải tần số đặc trung cho dòng loa này trong khoảng từ 20Hz đến 20kHz!
Loa siêu trầm được tạo nên từ một hay nhiều loa trầm được đặt trong một thùng loa bằn gỗ với khả năng chịu lực và áp suất cực tốt, chống biến dạng! Có 2 dạng loa siêu trầm là loa dạng thụ động vì khi hoạt động cần có một bộ khuếch đại bên ngoài và loa chủ động – đã tích hợp sẵn bộ khuếch đại bên trong loa!
Được ra đời từ những năm 1960 – loa siêu trầm là dòng loa được sản xuất để tạo thêm hiệu ứng trầm cho âm thanh nổi của bộ dàn! Đến những năm 1970 dòng loa này càng được nâng cấp và trở nên phổ biến hơn khi âm thanh giải trí cần nhiều hơn về dải âm tần số thấp! Đến những năm đầu của thế kỷ 21, loa siêu trầm đã trở thành một trong những dòng loa phổ thông với ứng dụng đa dạng từ âm thanh club, âm thanh hội trường, sự kiện, sân khấu,… Cho đến này thì đây là dòng loa không thể thiếu cho các dàn âm thanh chuyên nghiệp!
Đặc điểm của dòng loa siêu trầm
Cấu tạo của loa siêu trầm
Cũng như nhiều dòng loa phổ thông khác, loa siêu trầm được cấu tạo từ thùng loa, lõi loa và dây kết nối trong đó lõi loa gồm có 1 hay nhiều loa trầm gắn kết lại với nhau! Gỗ là vật liệu chiếm đến 90% chất liệu làm thùng loa siêu trầm hiện nay với ưu điểm chính là khả năng chịu áp suất tốt, chống biến dạng cũng như chịu lực tác động cực tốt!
Trong một dàn âm thanh được gọi là rạp hát gia đình thì loa siêu trầm là một thành phần không thể thiếu! Với những dòng loa có ký hiệu 2.1, 5.1 hay 7.1 thì cố 1 phía sau đó chính là ký hiệu cho dòng loa này! Chuyên dụng để xử lý những tần số cực thấp nên nếu trong dàn âm thanh đã có loa siêu trầm thì những loa khác không cần quá lớn vì chúng không cần đảm nhận việc tái tạo âm bass nữa!
Phân loại loa siêu trầm
Với dòng loa siêu trầm hay loa subwoofer này không có một hình dạng hay cấu tạo lý tưởng nào cả nên hầu như việc phân loại chúng còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng nói chung những mẫu loa siêu trầm cao cấp đều có đặc điểm chính là có tích hợp Amply phía trong để tự chỉnh được tiếng bass, còn các model dạng nhỏ và tầm trung thì thường không có sự tích hợp này! Dựa vào cấu tạo của thùng loa nói chung mà loa siêu trầm được chia thành 3 loại chính như sau:
- Loa liền hộp: Đây là loại loa có phần thùng loa hoàn toàn kín với duy nhất một đường tiếng ra ngoài nen tích thước của dòng loa này là khá nhỏ so với nhiều mẫu loa khác.
- Loa có lỗ: Thường thì phần lớn những dòng loa siêu trầm ngày nay hay có một lỗ ở phía dưới đường tiếng! Chính thiết kế này đã đem đến khả nang xử lý được cả những nốt thấp hơn cũng như tạo được cảm giác lan tỏa trong không gian của các nốt trầm này!
- Loa đẳng áp: Đây là mẫu loa được tạo nên từ sự cộng hưởng của những sóng âm va chạm vào nhau để mang đến tiếng trầm uy lực hơn! Đó là bởi dòng loa này có đến 2 loa siêu trầm bên trong đấu đầu vào nhau trong phần thùng loa kín!
Hiện nay trên thị trường, cũng như nhiều loại loa khác, loa siêu trầm cũng có nhiều dạng loa khác nhau: loa siêu trầm bãi, loa trầm mới, …hay loa siêu trầm Hàn Quốc, loa siêu trầm Mỹ,… với điểm mạnh, yếu không giống nhau. Vậy nên việc lựa chọn một chiếc loa phù hợp trở nên không dễ với người dùng! Lựa chọn địa chỉ bán hàng uy tín cũng chính là một phần quan trọng trong việc chọn được dòng loa hợp lý bởi quý khách sẽ được tư vấn cụ thể, chuyên nghiệp hơn để có được một quyết định chính xác hơn!
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến quý khách những thông tin về dòng loa siêu trầm cùng đặc điểm cũng như phân loại của nó! Dựa vào những thông tin này quý khách có thể thêm kiến thức để có thể tự mình lựa chọn và phân biệt dòng loa cần thiết cho dàn âm thanh của mình nhé!