Loa Bi-Amp và loa Passive là gì? Làm sự kiện nên chọn loa nào hay nhất? Đây là thắc thắc của rất nhiều bác làm sự kiện. Chính vì thế hôm nay Khang Phú Đạt Audio sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết này để giúp các bác hiểu rõ hơn. Cùng theo dõi nhé!
Giới thiệu về loa Bi-Amp và loa Passive
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất loa Bi-Amp và loa Passive với nhiều phân khúc và chủng loại khác nhau. Vậy loa Bi-Amp là gì? Loa Passive là gì?
Loa Passive là dòng loa có thiết kế bên trong thùng loa đã có mạch phân tần, đây là mạch phân chia tần số cho các củ loa khác nhau. Loa Bi-Amp là dòng loa hầu như không có phân tần bên trong. Tuy nhiên 1 số dòng loa Bi-Amp vẫn có 1 bảng mạch dành riêng cho tép, nó sẽ cắt gọt bớt phần bass sâu phía dưới.
Ưu điểm nhược điểm
Khi đi làm sự kiện, âm thanh ánh sáng cho sân khấu thì việc kết nối loa Passive rất đơn giản bạn chỉ cần cắm loa với cục đẩy là có thể hoạt động được. Nhưng nhược điểm của nó là bên trong đã có sẵn phân tần (phân tần thụ động), bạn chỉ có thể can thiệp vào Equalizer, không thể can thiệp vào Crossover.
Với loa Bi-Amp bạn có thể thay đổi Crossover giữa bass, trung, tép theo môi trường, dòng nhạc, sở thích,… Nhược điểm đó chính là nếu như hay di chuyển làm sự kiện, lỡ may 1 ai đó cắm nhầm dây từ cục đẩy ra bass sang dây tép thì sẽ gây hỏng tép, thậm chí là chết loa. Thêm vào đó là bạn cần dùng nhiều cục đẩy, vì bạn sẽ cần có cục đẩy dành cho loa bass, cục đẩy dành cho loa tép,… Và bạn cần biết về kỹ thuật về thiết bị âm thanh để có thể điều chỉnh cho ra âm thanh hay nhất.
Hướng dẫn cách nhận biết loa Bi-Amp và loa Passive
Làm sao để nhận biết loa Bi-Amp và loa Passive? Khang Phú Đạt Audio sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết ngay ở bên ngoài thùng loa. Chúng ta hãy xem phần sau, phần đáy của loa. Hầu hết các dòng loa mà khi được thiết kế Bi-Amp hay Passive thì nhà sản xuất đều ghi rõ ở phía sau trạm loa. Ví dụ như:
Với loa Enewave VS-8 để có thể nhận biết xem đây là loa gì, có phân tần bên trong hay không? Bạn hãy nhìn vào phần nối công suất hoặc kết nối link loa thì sẽ có các hướng dẫn ở bên dưới. Các bạn sẽ biết được rằng ở trong lỗ cắm này sẽ có đến 4 cực, loa có cấu tạo là 1 củ bass, 1 củ tép, chỉ có thể kết nối vào cực dương và cực âm. Chứng tỏ nó chỉ kết nối vào 1 sợi dây có 2 lõi thì chắc chắn bên trong nó đã có phân tần để phân chia tần số cho loa. Và đây là loa Passive.
Loa JBL chính hãng cho người mua nhiều sự lựa chọn nhất. Trong 1 thiết bị loa Full bình thường nó luôn có 1 công tắc Passive hoặc Bi-Amp. Ví dụ như dòng loa JBL SRX715, JBL SRX725 thì khi nhìn vào phía sau trạm loa bạn sẽ thấy 1 công tắc gạt Bi-Amp hoặc Passive. Khi gạt về phía Passive thì lúc đó chúng ta sử dụng phân tần, chúng ta chỉ cần kết nối dây dương 1 và âm 1 là chúng ta có thể chơi được cả cho loa tép và loa bass. Nếu khi gạt về Bi-Amp thì lúc này chúng ta sẽ kết nối dây âm dương 1 cho loa bass, dây âm dương 2 cho loa tép.
Làm sự kiện nên chọn loa nào hay nhất?
Làm sự kiện nên chọn loa nào hay nhất? Nếu như bạn làm sự kiện cần di chuyển nhiều và kiến thức còn hạn chế về phân tần cho loa thì nên dùng loa Passive. Bởi vì lúc chúng ta kết nối setup sẽ đỡ hơn, đơn giản hơn và tiết kiệm cục đẩy. Nhưng nếu các bác có 1 nhà hàng hay lắp đặt cố định tại 1 không gian thì nên dùng loa Bi-Amp vì nó sẽ cho chúng ta setup theo sở thích, phù hợp với môi trường, dòng nhạc,… Hoặc các bác làm sự kiện mà có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về âm thanh thì cũng nên dùng dòng loa này, chất âm rất là hay.
Trên đây là những thông tin về loa Bi-Amp và loa Passive cũng như cách lựa chọn loa phù hợp với sân khấu, sự kiện. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về loa sự kiện, loa sân khấu ngoài trời, loa hội trường,… hãy liên hệ ngay Hotline của Khang Phú Đạt Audio để được giải đáp chi tiết nhé!