Impedance là gì? Công thức tính impedance của loa như thế nào?

Chắc hẳn bạn đã nghe đến thuật ngữ Impedance khi lựa chọn các thiết bị âm thanh đặc biệt là loa. Tuy nhiên có 1 số người vẫn chưa biết Impedance là gì? Impedance của loa bao nhiêu thì phù hợp với dàn âm thanh? Cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

impedance-la-gi-cong-thuc-tinh-impedance-cua-loa-nhu-the-nao

Impedance là gì?

Impedance là gì? Đây là một đại lượng vật lý đặc trưng của mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Impedance còn được gọi là trở kháng, được kí hiệu bằng chữ “Z”, đơn vị đo trong SI là Ω (ohm). Mỗi một thiết bị điện tử như bóng đèn điện, điều hòa, tủ lạnh, tivi, loa…đều có các thông số kỹ thuật đi kèm như công suất tiêu thụ, cường độ dòng điện định mức hay điện trở, điện áp định mức,….Vậy impedance (trở kháng) của loa cũng được hiểu đơn giản là điện trở của loa. Trở kháng của loa cũng được tính bằng đơn vị Ohm có kí hiệu là Ω.

Ý nghĩa của impedance đối với chất lượng loa

Impedance hay trở kháng có vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó quyết định trực tiếp đến chất lượng âm thanh của loa. Nếu trở kháng càng lớn thì loa hoạt động càng ổn định, nhất là khi kết hợp với các thiết bị amply chất lượng. Với những người chơi âm thanh chuyên nghiệp họ thường ưu tiên kết hợp loa với amply có mức trở kháng 8ohm để tiết kiệm công suất làm việc.

Trên thực tế, qua thông số của damping factor trên thiết bị amply, chỉ số càng lớn thì âm bass của loa càng mạnh, chắc và khó bị vỡ. Damping factor được đo bằng thương số giữa trở kháng của loa và trở kháng của thiết bị amply.
Ví dụ như: Trở kháng của loa là 8 ohm, amply có trở kháng đầu ra là 0,01 ohm thì damping factor sẽ bằng 800. Với loa có impedance (trở kháng) nhỏ thì chỉ số này cũng sẽ nhỏ hơn và ngược lại loa có trở kháng cao thì dễ dàng hoạt động và kết hợp với nhiều thiết bị âm thanh.

Công thức tính impedance của loa 

Công thức tính trở kháng của loa như sau:

  • Mạch nối tiếp, tổng kháng trở sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =….. = Zn
  • Mạch song song, tổng trở kháng sẽ là nghịch đảo giá trị của chúng, đó là: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 =….. = 1/Zn

Hiện nay có thiết bị loa trên thị trường có mức impedance (trở kháng) phổ biến là 4 Ω, 6Ω, 8Ω. Chính vì thế bạn có thể đấu nối loa theo kiểu nối tiếp hoặc song song hoặc kết hợp cả 2 đều tùy loại và mục đích sử dụng của bản thân.

impedance-la-gi-cong-thuc-tinh-impedance-cua-loa-nhu-the-nao-3

Xem thêm: Loa 6 ohm ghép với Amply nào? Thông tin hữu ích khi phối ghép loa

Impedance của loa bao nhiêu thì phù hợp với hệ thống âm thanh

Để tránh các tình trạng hỏng hóc trong quá trình sử dụng thiết bị âm thanh thì bạn nên lưu ý là không nên để trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply. Bởi việc này sẽ làm cho thiết bị của bạn bị hỏng, chập cháy ngay lập tức. Theo ý kiến của các chuyên gia âm thanh thì công suất lý tưởng của amply phải gấp đôi công suất trung bình của loa.

Nếu như bạn không chọn được loại Amply có công suất gấp đôi thì vẫn cần phải đảm bảo là công suất của Amply phải lớn hơn công suất của loa. Có như thế thì âm thanh phát ra loa mới đạt chất lượng tốt, hạn chế méo tiếng và tránh được các sự cố không mong muốn.

impedance-la-gi-cong-thuc-tinh-impedance-cua-loa-nhu-the-nao-2

Trên đây là các thông tin về impedance là gì cũng như cách tính impedance cho loa. Mong rằng bạn sẽ chọn được thiết bị âm thanh phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích sử dụng. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các thiết bị âm thanh, các loại loa sân khấu, amply, cục đẩy, hệ thống âm thanh chuyên nghiệp,… hãy liên hệ ngay với Khang Phú Đạt Audio nhé!