Hướng dẫn đọc và hiểu thông số kỹ thuật của loa CHI TIẾT nhất

Để chọn được thiết bị loa ứng ý, đáp ứng được nhu cầu của bản thân thì bạn cần biết cách đọc và hiểu rõ các thông số kỹ thuật của loa đó. Vậy làm sao để hiểu hết tất cả các thông số đó? Ý nghĩa của nó là gì? Cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

huong-dan-doc-va-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-loa

Các thông số kỹ thuật phổ biến trên loa

Số đường tiếng

Để tái tạo âm thanh cho người nghe loa cần thể hiện đủ 3 dải âm: Âm Bass, Mic, Treble. Số đường tiếng thể hiện số loại củ loa mà 1 chiếc loa sử dụng để tái tạo 3 dải âm này. Lưu ý là số đường tiếng được tính bằng loại củ loa. Ví dụ như nếu một chiếc loa sở hữu 1 tweeter và 2 woofer thì nó vẫn được tính là 2 chứ không phải 3 đường tiếng.

Để âm thanh có độ chuẩn xác cao nhất thì loa 3 đường tiếng là sự lựa chọn số 1. Tuy nhiên giá loa khá đắt nên nhiều người lựa chọn đồng loa 2 đường tiếng. Với 1 số mẫu loa hội trường cao cấp, nhà sản xuất còn tích hợp thêm một “super tweeter”, đảm nhận nhiệm vụ tái hiện âm thanh ở dải tầng số siêu cao một cách chuẩn xác nhất, nâng số đường tiếng lên con số 4. Với loa siêu trầm thì nó chỉ có 1 đường tiếng duy nhất và không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc tái hiện dải âm trầm.

Độ nhạy của loa

Một trong các thông số kỹ thuật của loa bạn cần quan tâm đó chính là độ nhạy. Độ nhạy thường được tính bằng đơn vị decibel (dB), và dùng để mức áp suất âm thanh mà loa có thể tạo ra.

Thông số này sẽ giúp bạn chọn được công suất đầu ra phù hợp cho ampli phối ghép. Thông thường loa có độ nhạy càng cao thì càng dễ đánh, còn loa có độ nhạy càng thấp thì càng khó đánh.

Một vấn đề nữa mà nhiều người thắc là loa có độ nhạy cao nghe sẽ hay hơn hay dở hơn so với loa có độ nhạy thấp. Tuy nhiên, chất lượng của một cặp loa sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ thiết kế, chất liệu của thùng loa, củ loa cho đến thiết bị phối ghép. Vì vậy, độ nhạy không nói lên chất lượng của loa mà chỉ cung cấp cho người nhìn cái nhìn rõ hơn về mối tương quan về công suất của loa và Amply.

do-nhay-cua-loa
Độ nhạy của loa

Số lượng và kích thước từng củ loa

Để thể hiện các dải tần thì các mẫu loa thường có loa nhỏ bên trong. Có 4 loại củ loa phổ biến là: Tweeter (tái tạo dải cao), Woofer (tái tạo dải thấp), midrange (tái tạo dải trung) và sub-woofer (tái tạo dải siêu thấp). Các mẫu loa thường được dùng trong các hệ thống âm thanh sự kiện gồm có Tweeter và Woofer để đáp ứng được yêu cầu sử dụng loa cơ bản. Còn loa sub sẽ chỉ có sub-woofer đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm, tăng uy lực và độ tinh tế cho dàn âm thanh.

Với các mẫu loa khác nhau thì kích thước củ loa cũng khác nhau. Ví dụ như các loại Tweeter thể hiện dải tần số cao sẽ cần dao động với tốc độ rất cao, vì thế kích thước của các củ loa này thường rất bé. Còn Woofer cần có kích cỡ đủ lớn để tái hiện âm thanh được mạnh mẽ hơn. Vì vậy mà người ta thường ưu tiên loa sub với củ loa 5 tấc (bass 50) hơn so với các loại củ loa 4 tấc (bass 40) khi trình diễn âm thanh.

Công suất

Công suất là thông số kỹ thuật của loa thể hiện độ lớn âm thanh phát ra, được tính bằng đơn vị watt. Loa có công suất càng lớn thì âm lượng tối đa càng cao. Công suất đỉnh là công suất tối đa mà chiếc loa của bạn có thể lên được trong một thời gian ngắn. Khác với công suất thông thường có thể phát liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của loa.

Để chất lượng âm thanh tốt nhất thì bạn nên kết hợp loa với Amply có công suất tương đương hoặc thấp hơn một chút ở cùng một mức độ trở kháng. Ví dụ như loa Array nhập khẩu có công suất là 150 W ở mức trở kháng 8 ohm, bạn nên phối ghép với một chiếc Amply có công suất tương tự hoặc thấp hơn. Lưu ý là lựa chọn công suất theo nhu cầu của mình chứ không nên ưu tiên càng cao càng tốt.

Trở kháng

Mức trở kháng loa phổ biến là 4 ohm, 6 ohm hoặc 8 ohm. Trở kháng này do cuộn dây bên trong loa quyết định. Khi biết được trở kháng thì bạn sẽ biết được khả năng tương thích với amply dùng trong phối ghép.

Tần số đáp ứng

thông số kỹ thuật biểu diễn khả năng tái tạo tần số từ mức thấp nhất tới cao nhất của loa. Ví dụ như loa có tần số đáp ứng từ 30Hz – 30kHz sẽ có khả năng tái tạo âm trầm thấp nhất là 30Hz và âm cao cao nhất là 30kHz.

huong-dan-doc-va-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-loa-1

Xem thêm: Cách cắt tần số loa sub đúng CHUẨN, âm thanh HAY NHẤT

Kích thước và trọng lượng

Loa có rất nhiều  loa cột to lớn cho đến loa bookshelf nhỏ gọn. Tuỳ theo không gian sử dụng bạn nên lựa chọn kích thước loa phù hợp nhất. Yếu tố bạn quan tâm nhất ở đây là âm thanh phải chất chứ không phải là 1 chiếc loa lớn. Không thể phủ nhận là các dòng loa cao cấp thường rất khổng lồ và hoành tráng, nhưng nếu đặt vào một không gian nhỏ tí thì không những vừa kệch cỡm vừa không thể hiện được hết khả năng của mình.

Ngoài ra, trọng lượng của loa cũng đóng vai trò rất quan trọng. Loa càng nặng thì độ ổn định càng cao, âm thanh phát ra rõ ràng hơn. Tuy nhiên với mục đích sử dụng khác nhau, một số dòng loa sẽ được thiết kế với trọng lượng nhẹ. Ví dụ như loa cột luôn ưu tiên trọng lượng cao trong khi loa vệ tinh hoặc loa bookshelf thường nhẹ hơn rất nhiều để thuận tiện trong việc lắp đặt.

Trên đây là video hướng dẫn cũng như các yếu tố giúp bạn hiểu thông số kỹ thuật của loa. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn chọn mua được thiết bị loa phù hợp với nhu cầu nhất. Nếu bạn cần tư vấn, lắp đặt dàn âm thanh hội trường, đám cưới, sự kiện, đám cưới,… hãy liên hệ ngay với Khang Phú Đạt Audio để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!