Hệ thống loa âm trần hiện được sử dụng rất nhiều trong hệ thống âm thanh thông báo và âm thanh phát nhạc nền chuyên nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách lắp đặt loa âm trần như thế nào đạt được hiệu quả cao. Cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Hướng dẫn cách lắp đặt loa âm trần hiệu quả cao
» Bước 1: Khảo sát không gian và tính toán số lượng loa
Mỗi một hệ thống loa âm trần sẽ được sử dụng cho không gian khác nhau như âm thanh phòng họp, quán cafe, trường học, bệnh viện…Chính vì thế quy trình khảo sát không gian để tính toán chính xác số lượng loa sử dụng là cần thiết. Từ đó có thể cân đối giữa công suất của Amply và công suất loa sao cho cân đối nhất.
Từ việc tính toán số lượng loa, chúng ta sẽ xác định được khoảng cách giữa các loa cho phù hợp. Xét theo công suất của loa thì khoảng cách của loa có thể như sau:
Công suất loa | Khoảng cách loa | Vùng phủ âm thanh |
3-10W | 4 – 5m | 6-15m2 |
10 – 20W | 5 – 6m | 15-30m2 |
20 – 40W | 6 – 8m | 30-45m2 |
Trên 40W | Trên 10m | Trên 45m2 |
» Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt loa âm trần
- Khuôn lỗ khoét của loa: tại một số thiết bị chính hãng chất lượng cao thì sẽ có khuôn sẵn. Tuy nhiên đối với một số loa âm trần khác thì lại không có vì thế bạn cần khoét lỗ, kích thước lỗi khoét là 17.5cm
- Đầy đủ số lượng loa âm trần
- Khoan chuyên dụng: đối với loa âm trần thường lắp với không gian trần thạch cao. Vì thế bạn cần dùng khoan chuyên dụng cho trần thạch cao và dao, cưa loại mỏng nhỏ
- Băng dính
- Kéo điện, kéo sắt
- Bút để xác định vị trí
- Thang
- Nam châm: thực hiện chức năng xác định xương thạch cao
- Bộ đồ bảo hộ
» Bước 3: Đánh dấu vị trí lắp loa âm trần
Sau khi tính toán được số lượng và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lắp đặt loa âm trần, bạn cần thực hiện đánh dấu vị trí lắp loa âm trần như sau:
- Đảm bảo độ phủ âm thanh: đảm bảo âm thanh phát ra có thể phủ rộng khắp không gian phòng lắp đặt.
- Đảm bảo thẩm mỹ: tính toán vị trí đặt loa đẹp nhất. Thông thường được đặt cân giữa phòng hoặc cân giữa hai đèn trần
» Bước 4: Khoét lỗ loa âm trần
Thực hiện khoét lỗ loa âm trần như sau:
- Di chuyển đến vị trí đã đánh dấu
- Ốp khuôn của loa lên trần và dùng bút khoanh tròn theo khuôn loa
- Dùng dao nhẹ nhàng khắc theo đường vẽ
- Cưa theo đường vẽ theo lỗ đặt loa
Lưu ý 2 vẫn đề sau:
- Bạn nên khoét lỗ rộng hơn kích thước loa một chút để dễ lắp đặt hơn
- Dùng nam châm kiểm tra xương thạch cao. Nếu mắc phải xương của trần thì dùng kìm cắt phần xương đó
» Bước 5: Kéo dây kết nối loa âm trần
Kéo dây kết nối thông qua các lỗ khoan và đi dây đến Amply để loa có thể hoạt động được. Để có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian, quá trình đi dây xuống Amply cần có ống gen.
» Bước 6: Đấu nối dây dẫn với loa, amply
Tại loa âm trần có 2 cực là cực âm và cực dương. Còn Amply có cổng 100V và cổng 70V, cổng COMM
- Cực âm đấu vào cổng COM
- Cực dương đấu vào cổng 100V thì công suất lớn nhất của loa
- Cực dương đấu vào cổng 70V thì công suất bằng một nửa
Một số lưu ý về dây loa, dây kết nối:
- Sử dụng các dây loa chuyên dụng, chất lượng cao và tuyệt đối không dùng dây điện làm dây loa
- Đẻ đảm bảo việc lắp đặt truyền tín hiệu tốt, dây loa nên lắp trước lên trần thạch cao hoặc trần gỗ
- Nên sử dụng vỏ bọc hoặc đi trong ống ghen để tránh xước, chuột cắn
» Bước 7: Hoàn tất và thử nghiệm
Đấu dây xong thực hiện việc lắp loa lên trần và hoàn tất thủ tục lắp loa. Đồng thời vệ sinh lại vị trí lắp đặt sạch sẽ. Bạn thực hiện kiểm tra thử hệ thống hoạt động bằng cách bật nhạc và test thử độ bền, khả năng hoạt động và chất lượng âm thanh của loa.
Trên đây là hướng dẫn về cách lắp đặt loa âm trần chi tiết nhất. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với các bạn. Liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kỹ thuật âm thanh.
Tham khảo thêm: Loa âm trần cho hệ thống âm thanh bệnh viện