Damping factor là gì? Giải đáp chi tiết thông số DF của cục đẩy

Damping Factor là gì? Nó hoạt động như thế nào? Có tác dụng gì? Đây là các thắc mắc rất nhiều người. Chính vì thế hôm nay Khang Phú Đạt Audio sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết này. Cùng theo dõi nhé!

damping-factor-la-gi-giai-dap-chi-tiet-thong-so-df-cua-cuc-day

Damping Factor là gì?

Damping Factor là gì? Là hệ số giảm chấn hay hệ số giảm âm. Đây là thông số kỹ thuật của cục đẩy có liên quan đến trở kháng đầu ra của main công suất. Chúng sẽ tác động trực tiếp lên màng loa, đặc biệt là màng loa Sub (loa trầm). Hệ số Damping Factor (DF) của cục đẩy cao hơn sẽ giúp cho tiếng trầm chắc hơn. Thông thường DF sẽ nằm trong khoảng 50 và 200, tuy nhiên nhiều dòng đẩy công suất có thông số DF cao hơn rất nhiều.

Ví dụ như khi chúng ta tác động tín hiệu lên màng loa thì màng loa sẽ chuyển động. Nếu không có Damping Factor hoặc Damping Factor không đủ tiêu chuẩn thì màng loa sẽ hoạt động vô tội vạ. Nếu có Damping Factor thì nó sẽ giúp kìm hãm lại, kiểm soát màng loa bass tốt hơn khi ngưng tác động thì nó sẽ ngừng luôn. Ngoài ra tiết diện dây loa cũng ảnh hưởng đến việc việc kiểm soát âm trầm của màng loa bass.

Damping Factor hoạt động như thế nào?

Ảnh hưởng chủ yếu của Damping Factor trên cục đẩy đối với loa là làm giảm SPL (áp lực) được tạo ra bởi sự chuyển động của màng loa bởi vì quán tính riêng của nó sau khi tín hiệu đã ngừng. Tần số của âm thanh được tạo ra với sự chuyển động này sẽ có tần số cộng hưởng với sự chuyển động của hệ thống.

Công thức tính Damping Factor của cục đẩy

Damping Factor = ZL/ZA

Trong đó:

  • ZL là trở kháng của loa
  • ZA là trở kháng đầu ra của công suất

Khi trở kháng của loa thay đổi từ 8 Ohms xuống 4 Ohms thì thông số Damping Factor cũng sẽ thay đổi theo. Loa có trở kháng càng cao thì sự tác động vào màng loa nó sẽ càng ít lại. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi đánh loa ở 4 Ohms thì sẽ thấy màng hoạt động rất là mạnh. Nếu đánh ở 8 Ohms hoặc 16 Ohms thì sẽ thấy màng loa hoạt động nhỏ hơn.

Ví dụ như cục đẩy có thống suất đầu ra là 0,01 Ohms, loa có trở kháng là 8 Ohms, thì chúng ta lấy 0,01 chia cho 8 thì sẽ có thông số là 800. Đây là thông số rất là tốt, đảm bảo. Nếu chúng ta dùng loa 16 Ohms hoặc dùng 2 loa 8 Ohms nối tiếp nhau thì sẽ có thông số là 1600. Chính vì thế trở kháng của loa cũng làm thay đổi thông số Damping Factor của cục đẩy. Khi đánh Ohms càng thấp thì thông số này càng nhỏ lại, việc kiểm soát dao động của màng loa sẽ càng yếu đi. Và khi kiểm soát được hoạt động của màng loa sẽ đem đến rất nhiều lợi ích. Cụ thể là:

  • Chúng ta sẽ có tiếng bass rất là chắc, gọn.
  • Nâng cao độ bền, tuổi thọ của màng loa.
  • Khi màng loa hoạt động không kiểm soát được thì sẽ tạo ra dòng điện và truyền lại cục đẩy, gây xung khắc, làm cho tiếng của loa bị méo, chất âm không được đảm bảo.

Hướng dẫn chọn cục đẩy chất lượng

Có rất nhiều người khi đi mua cục đẩy thì chỉ quan tâm đến cục đẩy đó nặng bao nhiêu cân, ở 8 Ohms, 4 Ohms được bao nhiêu Watt, có đánh được 2 Ohms hay không? Họ ít quan tâm đến thông số Damping Factor, đây là thống số vô cùng quan trọng. Bởi loa có ra được tiếng chắc hay không, màng loa có được bền bỉ hay không cũng do thông số này. Ngoài ra còn có các thông số quan trọng khác như là THD ( độ méo hài của âm thanh). Chính vì thế khi chúng ta đi mua cục đẩy thì ngoài các thông số cơ bản thì cũng nên quan tâm đến các thông số như thế này nữa. Đặc biệt là khi mua cục đẩy đánh Sub, nếu bạn mua cục đẩy có thông số Damping Factor thấp thì sẽ đem đến kết quả không như ý muốn.

Với thông số này các nhà sản xuất khuyến cáo ở trở kháng 8 Ohms thì chúng ta nên chọn cục đẩy có thông số thấp nhất là 400, thông số càng cao thì chất lượng càng tốt và giá cục đẩy công suất cũng đắt hơn.

 Video chi tiết >>>

Mong rằng nội dung thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu khái niệm Damping Factor là gì cũng như tác dụng của chúng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ ngay Hotline của Khang Phú Đạt Audio để được giải đáp chi tiết nhé!