Cục đẩy sò sắt là một trong những dòng main công suất được khá nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên một số người vẫn chưa biết cấu tạo cũng như ưu nhược điểm của dòng cục đẩy này. Chính vì thế bài viết hôm nay của Khang Phú Đạt Audio sẽ giải đáp chi tiết từ A – Z. Cùng theo dõi nhé!
Cục đẩy sò sắt là gì?
Sò hay transistor là linh kiện bán dẫn trong cục đẩy. Vì trước đây linh kiên này có hình dạng giống sò biển nên nó được đặt tên như thế. Tuy nhiên với sự phát triển của cong nghệ sò được nâng cấp, làm mới với nhiều hình dáng khác nhau nhưng vẫn giữ lại cái tên này. Dựa theo chất liệu, sò được chi thành 2 loại đó chính là sò than vào sắt. Vậy cục đẩy sò sắt là dòng cục đẩy sử dụng sò sắt làm bộ phận khuếch đại cho nó.
Cấu tạo của cục đẩy sò sắt
Vỏ cục đẩy
Vỏ của dòng main công suất này thường được làm từ kim loại hoặc hợp kim cao cấp có độ cứng, độ bền cao, chống gỉ để có thể bảo vệ thiết bị và các linh kiện bên trong tránh các tác động từ môi trường bên ngoài.Trên vỏ được các nhà sản xuất thiết kế hệ thống khe tản nhiệt để thiết bị không bị quá nhiệt khi hoạt động. Hơn nữa vỏ ngoài thường được phủ lên 1 lớp sơn đèn hoặc bạc và các lớp vật liệu đặc biệt để tăng khả năng chống nước, bụi bẩn, cũng như tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Thân cục đẩy sò sắt
Thân máy được tạo nên từ các linh kiện, phụ kiện điện tử và đây cũng chính là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến sức mạnh, chất lượng của cục đẩy công suất. Hệ thống linh kiện của các thiết bị chính hãng được chọn lọc cẩn thận, nghiệm ngặt, được làm từ vật liệu cao cấp,…
Biến áp nguồn
Biến áp nguồn là bộ phận tác động đến hiệu suất làm việc của main. Kích thước của nó khá lớn và gồm có 2 loại phổ biến đó chính là nguồn xung và nguồn biến áp. Những dòng cục đẩy công suất nguồn xung có hiệu suất lớn hơn so với nguồn biến áp.
Mạch công suất
Là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ khuếch đại công suất và nhận tín hiệu âm thanh đầu vào và cho ra âm thanh có công suất mạnh mẽ, uy lực hơn gấp nhiều lần. Mạch công suất chính là sự kết hợp của mạch khuếch đại điện áp và mạch khuếch đại dòng điện.
Sò công suất
Với dòng đẩy sò sắt thì sò thường được làm từ sắt hoặc nhôm. Sò sắt sẽ tác động đến mức công suất của cục đẩy và chúng thường được dùng khá phổ biến bởi có khả năng tỏa nhiệt tốt, giá thành rẻ,…
Ngoài ra dòng cục đẩy này còn có nhiều linh kiện khác như: hệ thống quạt gió, vỉ nguồn, tụ lọc,…
Xem thêm: Cục đẩy 40 sò là gì? Một số lưu ý khi chọn mua cục đẩy công suất
Phân loại
Dựa theo số kênh
Dựa theo số kênh, cục đẩy sò sắt được chia ra làm 3 loại:
- Cục đẩy 2 kênh: Gồm có 2 cổng ra, phù hợp với 1 cặp loa karaoke
- Cục đẩy 3 kênh: Có 3 cổng ra, có thể đánh được 1 cặp loa karaoke và 1 loa sub
- Cục đẩy 4 kênh: Có 4 cổng ra, thường dùng cho 3 loa karaoke và 1 loa sub
Dựa theo số sò
Dựa theo số lượng sò sắt được trang bị cho cục đẩy thì chúng được chia thành nhiều loại như cục đẩy 8 sò, 12 sò, 16 sò, 24 sò,… Số lượng sò sẽ quyết định đến công suất của cục đẩy. Để có thể xác định được cục đẩy sò sắt có công suất bao nhiêu thì bạn chỉ cần lấy công suất của 1 sò rồi hận với số lượng sò là được.
Ưu và nhược điểm của cục đẩy sò sắt
Ưu điểm
- Có khả năng tỏa nhiệt tốt, không xảy ra tình trạng “trễ” khi hoạt động.
- Thiết bị có kích thước và trọng lượng vừa phải thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt
- Hiệu suất hoạt động cao, tiết kiệm năng lượng
- Có khả năng hoạt động tốt ở mức điện áp thấp
- Tuổi thọ, độ bền cao
- Cục đẩy sử dụng sò sắt sẽ ít bị sốc, vỡ khi va chạm hoặc rơi.
Nhược điểm
- Sò vẫn có thể thể bị già đi và hoạt động kém dần theo thời gian
- Vì được làm từ chất bán dẫn nên sò sắt dễ bị chết nếu số nhiệt, sốc điện
- Nếu hoạt động với mức công suất lớn thì có thể tạo ra nhiễu ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cục đẩy công suất sò sắt. Mong rằng sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn thêm về hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu, sự kiện, karaoke,… hãy liên hệ ngay với Khang Phú Đạt Audio để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!