Loa là thiết bị quen thuộc trong hệ thống âm thanh. Vậy củ loa là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Củ loa là gì?
Củ loa là gì? Là Driver hay chính là trái tim, linh hồn của 1 thiết bị loa. Trong các hê thống âm thanh chuyên nghiệp đều lựa chọn các củ loa rời với các kích cỡ, công suất và chất lượng tùy vào nhu cầu sử dụng. Chúng được phối ghép với các loại loa thùng để có được âm thanh hoàn hảo hơn.
Cấu tạo của củ loa
Một của loa rời sẽ có cấu tạo gồm các thành phần sau: khung sườn, viền nhún, màng nhện, nam châm, cuộn dây đồng, dây quấn và màng loa.
Khung sườn
Nhiệm vụ chính của khung sườn chính là gắn các bộ phận của củ loa thành 1 khối hoạt động liên kết mạch lạc với nhau. Tùy vào thiết kế của từng hãng thì khung sườn có thể được làm bằng nhôm, sắt, nhựa,… Chất lượng của vật liệu làm khung sườn không ảnh hưởng đến chất âm, tuy nhiên bạn cần quan tâm đến kích cỡ của khung, không nên sử dụng khung quá lớn gây phản xạ lại màng loa khiến âm thanh bị rè.
Viền nhún
Viền nhún thường được làm từ chất liệu giấy, cao su hoặc vải (xếp gấp lại). Nó có chức năng chính là tạo độ kín tương đối và cũng như độ mềm dẻo cho loa bass. Những người chơi Audio chuyên nghiệm khi nhìn vào viền nhún của 1 củ loa cũng đã có thể đánh giá được chất lượng âm thanh của loa sân khấu chính hãng. Viền nhún được làm bằng vải, củ loa đó sẽ được dùng cho loa trầm hoặc loa trung trầm. Viền cao su dày thường chỉ chuyên dụng cho loa sub điện.
Màng nhện
Có vai trò như 1 lò xo trong củ loa rời. Khi nhận được tín hiệu âm thanh thì màng nhện sẽ di chuyển dựa vào tần số cũng như cường độ âm thanh mà nó nhận được. Với màng nhện chất lượng thì nó có thể quay về ngay vị trí cân bằng ngay lập tức để thực hiện những tín hiệu tiếp sau. Hoạt động của nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và độ bền củ loa bass rời. Chình vì thế bạn nên dùng của loa ở mức công suất vừa phải, không nên dùng quá công suất cực đại trong thời gian dài. Việc này sẽ làm cho màng nhện bị lão hóa và giảm chất lượng âm thanh.
Nam châm
Nam châm được sử dụng để làm củ loa thường có 3 loại phổ biến là Alnocol, Ferrite và Neodymium. Trong đó nam châm Neodymium được sử dụng nhiều nhất bởi giá thành vừa phải, chất lượng cao và hiệu quả đảm bảo cho người chơi âm thanh.
Cuộn dây đồng
Cuộn dây đồng có cấu tạo bao gồm lõi là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó. Dây quấn thường được làm từ chất liệu là đồng hoặc nhôm mạ đồng. Theo lý thuyết thì lõi này sẽ được đặt trong khe hở từ. Trong những của loa cao cấp khe từ này rất khít với cuộn dây động vì đây là nơi tập trung năng lượng từ.
Màng loa
Là thành phần không thể thiếu và quan trọng nhất trong cấu tạo của củ loa. Khi màng loa rung, âm thanh sẽ được tạo ra bởi các loa con. Màng loa quyết định trực tiếp đến chất lượng âm thanh phát ra.
Trên đây là khái niệm củ loa là gì cũng như các thành phần cơ bản cấu tạo nên củ loa hoàn chỉnh. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn thiết bị loa cho hệ thống âm thanh của mình. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến thiết bị âm thanh hay có nhu cầu lắp đặt hệ thống âm thanh chuyên nghiệp hãy liên hệ ngay với Khang Phú Đạt Audio để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Xem thêm:Tự làm cuộn cảm cho loa bass đúng CHUẨN, âm thanh cực hay