Công suất RMS là gì? Ví dụ về phối ghép công suất RMS của loa và amply

Trên một số thiết bị âm thanh như loa, Amply, cục đẩy,… đều có 1 thông số kỹ thuật vô cùng quan trọng mà bạn cần chú ý đó là công suất RMS. Vậy công suất RMS là gì? Có mối quan hệ như thế nào với chất lượng âm thanh. Hãy cùng Khang Phú Đạt tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

cong-suat-rms-la-gi

Công suất RMS là gì?

Công suất RMS là gì? Đây là công suất thực hay công suất hiệu dụng của thiết bị âm thanh. RMS là tên viết tắt của Root Mean Squared. Đây chính là yếu tố mà bạn cần quan tâm và thường được các hãng sản xuất ghi rõ trên những sản phẩm của mình.

Công suất RMS không chỉ có trên loa mà trên 1 số thiết bị có công suất khác đều được sử dụng. Tuy nhiên nó có được các hãng sản xuất ghi ra rõ ràng hay không mà thôi. Các thiết bị như: Amply, cục đẩy công suất, đầu karaoke,… đều có công suất RMS

Công thức tính công suất hiệu dụng là: P = I2.R hoặc P = U2/R

Xem thêm: Công suất PMPO là gì?

Công suất RMS đại diện cho cái gì?

Khi loa hay các thiết bị âm thanh khác dùng đúng mức công suất thì nó sẽ giúp thiết bị làm việc ổn định, bền bỉ trong thời gian dài ở điều kiện bình thường. Chính vì vậy khi phối ghép loa và cục đẩy công suất hoặc loa với Amply thì bạn nên chú trọng và quan tâm nhiều đến công suất RMS.

RMS là đại lượng đặc trưng cho công suất hiệu dụng của thiết bị. Đơn vị của RMS sẽ là W (Watt). Để do được RMS của một thiết bị âm thanh, thì bạn cần phải có một thiết bị điện tử gọi là đồng hồ vạn năng.

Vì sao bạn cần quan tâm đến công suất RMS?

Việc hiểu khái niệm công suất RMS là gì sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phối ghép các thiết bị âm thanh với nhau để hạn chế hiện tượng loa bị cháy hoặc amply bị cháy. Bạn cần hiểu và nắm được 1 số nguyên tắc sau:

  • Khi ghép loa với Amply thì Amply phải có công suất lớn gấp từ 1,5 đến 2 lần công suất của loa hoặc ít nhất cả hai thiết bị có công suất phải bằng nhau. Ví dụnhư công suất RMS của loa là 300W thì công suất của amply phải từ 400W đến 500W.
  • Ghép nối loa, loa line Array với cục đẩy thì cục đẩy phải có công suất gấp 2 lần hoặc ít nhất là bằng công suất thực của loa. Vì thế nếu bạn dùng cục đẩy 400W thì bắt buộc bạn phải chọn loa 200W.
  • Không nên dùng các thiết bị khuếch đại cục đẩy công suất, Amply) có công suất RMS nhỏ hơn loa nếu không các thiết bị này sẽ không tải được và sẽ sảy ra tình trạng chập và cháy.
  • Khi thực hiện phối ghép cần chú ý đến đến RMS thì bạn phải để ý đến việc bạn đang cùng đo ở một mức trở kháng nhất định nhé. Không được tính RMS của amply ở 8Ohms mà tính RMS của loa ở 4Ohms.

Ví dụ về phối ghép công suất RMS của loa và amply

Công suất RMS của loa là 450W làm việc trong trở kháng 8 ohm thì nên phối ghép với Amply hoặc cục đẩy công suất có RMS từ 450W – 900W trong cùng điều kiện trở kháng 8 ohm. Hiện nay có hãng sản xuất thiết bị khuếch đại công suất có trở kháng từ 4 ohm – 8 ohm, rất ít thiết bị có trở kháng 2Ohms.

cong-suat-rms-la-gi-1
Công suất RMS trên loa

Trên đây là các thông tin về công suất RMS và mối quan hệ của nó với thiết bị âm thanh. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn khi chọn mua, phối ghép các thiết bị âm thanh để tạo nên chất âm hoàn hảo nhất. Nếu bạn còn mắc, cần tư vấn thêm về thiết bị âm thanh, hệ thống âm thanh sân khấu, âm thanh đám cưới, sự kiện ngoài trời,… hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 096 292 1001 để được hỗ trợ nhanh nhất