Công suất PMPO là gì? Cách đo công suất PMPO chính xác nhất

Trên các thiết bị âm thanh như: loa Array, loa karaoke, amply karaoke,… chúng ta thường thấy ký hiệu công suất PMPO. Vậy công suất PMPO là gì? Cách đo như thế nào? Hãy cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu nhé!

cong-suat-pmpo-la-gi-1

Công suất PMPO là gì?

Công suất PMPO là gì? Đây là viết tắt của từ Peak Music Power Output. Công suất PMPO còn được gọi là công suất Peak tức là công suất đỉnh, công suất cực đại mà các thiết bị âm thanh của bạn như loa Karaoke, loa Array hoặc Amply chỉ có thể hoạt động được trong thời gian cực ngắn từ 1-2s và nếu quá thì nó sẽ bị cháy.

Thông thường công suất PMPO có thể lớn gấp 20-50 lần công suất thực RMS của Amply. Với các hàng khác nhau thì sẽ có các thông số khác nhau. Có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị âm thanh thường quảng cáo sản phẩm của mình có công suất lớn để marketing, vì vậy họ thường dùng thông số PMPO là 1 trong các yếu tố để quảng cáo. Ví dụ như: Công suất RMS của loa treo tường trung bình là 150W và công suất PMPO là 2500W thì họ sẽ quảng cáo là loa có công suất lớn 2500W để tạo ấn tượng với khách hàng.

Tuy nhiên PMPO không thực sự là yếu tố quan trọng để làm căn cứ mua thiết bị âm thanh. Bạn nên nhớ là công suất cực đại giống như con số ở trên đỉnh của đồng hồ tốc độ của xe hơi. Xe hơi ghi tốc độ tối đa 200km/h (PMPO là 200km) tức là xe có thể chạy đạt đến tốc độ này nhưng nếu chạy trong thời gian dài thì sẽ nhanh bị hỏng. Nếu dưới công suất cực đại không đổi, côn loa sẽ nhanh chóng bị đứt hoặc cháy.

Tham khảo thêm: Mạch khuếch đại công suất Class D có những ưu điểm gì?

Công suất chương trình(Program Power Ratings) của loa là gì?

Công suất chương trình của loa hay còn gọi là công suất Program của loa. Thông thường chúng được tính là gấp đôi công suất liên tục của loa. Cụ thể là 1 loa được đánh giá cho công suất liên tục 500 watt sẽ được đánh giá cho công suất chương trình 1000 watt. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng tăng gấp đôi chính xác. Bạn có thể thấy 1 loa được đánh giá cho chương trình 400 watt liên tục và 850 watt.

Các hãng sản xuất đưa ra công suất để khuyên người dùng nên sử dụng Amply đúng bằng công suất của chương trình này. Nó sẽ giúp buổi biểu diễn diễn ra tốt đẹp mà không xảy ra sự cố liên quan đến Amply và loa. Ví dụ như 1 Amply có thể hoạt động ở mức 800 watt công suất liên tục thường sẽ kết hợp tốt với 1 loa thụ động được đánh giá cho chương trình 800 watt.

Ý nghĩa của các thông số PMPO, RMS của loa

  • Công suất RMS là công suất thực hay công suất hiệu dụng cho phép thiết bị âm thanh hoạt động lâu dài bền bỉ trong diều kiện bình thường. Vì vậy khi phối ghép loa với Amply thì bạn nên chọn các thiết bị có công suất bằng nhau thì nghe sẽ ổn nhất
  • Max power: là công suất tối đa, cho phép loa chơi trong 1 thời gian ngắn. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên dùng Amply có công lớn nhất là bằng.
  • Peak power: là công suất chịu đựng tối đa mà loa có thể chịu đựng giây lát khi bản nhạc cao trào.

Cách đo công suất PMPO

Vì thiết bị âm thanh chỉ chịu được vài giây khi đạt PMPO nên sẽ có ít người dùng đo mức công suất này và nhà sản xuất cũng đã ghi các thông số trên sản phẩm của bạn rồi. Nếu bạn muốn đo thì có thể dùng đồng hồ vạn năng sau đó áp dụng công thức vật lý để đo.

dong-ho-van-nang-do-pmpo

Trên đây là những thông tin về công suất PMPO là gì cũng như cách đo mức công suất này. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình lựa chọn thiết bị âm thanh cho bộ dàn âm thanh nhà hàng tiệc cưới, âm thanh sân khấu, sự kiện, âm thanh hội trường,…