Compressor là gì? Cách sử dụng Compressor hiệu quả.

Compressor chắc hẳn là thuật ngữ khá mới mẻ đối với nhiều người. Nếu không phải dân âm thanh thì bạn sẽ không biết nó gì? Và nó có tác dụng như thế nào đối với dàn âm thanh đám cưới, âm thanh hội trường chuyên nghiệp. Bài viết này Khang Phú Đạt Audio sẽ giới thiệu cho các bạn biết về Compressor là gì? và cách sử dụng Compressor để mang lại hiệu quả và chất lượng cho dàn âm thanh của mình.

Compressor là gì?

compressor là gì?

Trước khi tìm hiểu Compressor, chúng ta cần phải nhắc đến Compression. Đây là hiệu ứng giúp giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của tín hiệu âm thanh, giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và nhỏ nhất, nhờ đó mà âm thanh phát ra mềm mại hơn nhiều. Lấy ví dụ thực tế cho các bạn dễ hiểu như sau nếu phát tín hiệu âm thanh đầu vào như giọng hát, hoặc âm thanh của nhạc cụ nào đó thì chắc chắn sẽ phát ra các âm thanh to nhỏ khác nhau theo mỗi giai điệu biến đổi của bản nhạc lúc này hiệu ứng Compression sẽ phát huy tác dụng đó là giảm bớt sự biến động về âm lượng của âm thanh, cho bản nhạc nghe được dễ chịu và hài hòa hơn.

Tóm lại thiết bị Compressor sẽ thiết lập một mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh được phép phát ra từ bộ dàn của bạn, nhờ vậy mà âm thanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, không to quá và không nhỏ quá. Ngoài ra trong một số trường hợp khác, Compressor cũng có thể giúp giọng hát trở nên hay hơn, có sức sống hơn, thay đổi chất âm cho bản mix trở nên hay hơn…

Hướng dẫn cách sử dụng Compressor

Để sử dụng được Compressor đòi hỏi người sử dụng phải có chuyên môn cao và đây cũng là một trong những bí quyết riêng của dân chơi âm thanh. Họ sẽ rất ít chia sẻ với các bạn cách điều chỉnh Compressor chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Khang Phú Đạt Audio với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp, tư vấn và đưa ra các giải pháp âm thanh đám cưới, âm thanh hội trường, hội thảo sân khấu chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Compressor từ đó bạn có thể hiểu và tự điều chỉnh để đưa ra bí quyết riêng của mình.

Threshold (một số thiết bị khác có ghi là Limit)

Threshold có vai trò như một hoa tiêu chỉ điểm bao cho Compressor biết khi nào được phép bắt đầu hoạt động. Nó quy định 1 mức cường độ âm thanh cụ thể (vd: từ -40 đến +20), nếu cường độ âm thanh vượt quá ngưỡng đó Compressor sẽ ngay lập tức can thiệt và giảm cường độ xuống, còn nếu cường độ âm thanh thấp hơn thì Compressor sẽ cho qua.

Và Threshold là một chức năng cực kỳ quan trọng và không thể thiếu của Compressor.

Ratio (hay còn gọi là tỷ lệ nén)

Ratio cũng là một chức năng rất quan trọng, nó quy định mức độ can thiệp của Compressor lên cường độ tín hiệu âm thanh nếu cường độ tín hiệu vượt quá Threshold. Ratio càng cao thì Compressor càng giảm mạnh cường độ tín hiệu âm thanh.

Ratio thường được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ n:1

Ví dụ: Bạn để Ratio là 6:1 (như hình) thì khi tín hiệu vượt quá 6dB, Compressor sẽ giảm cường độ tín hiệu âm thanh để nó chỉ vượt quá 1/6 của 6dB, tức là 1dB. Tương tự, nếu tín hiệu vượt quá Threshold 12dB, Compressor sẽ giảm cường độ tín hiệu chỉ vượt quá Threshold 1/6 của 12dB, tức là 2dB. Còn nếu,

Ratio có tỷ lệ 1:1 thì nó sẽ không làm gì cả và để im cho mọi tín hiệu âm thanh đi qua.

Ratio có tỷ lệ 2:1 – 4:1 là nén nhẹ nhàng vừa phải

Ratio có tỷ lệ 5:1 – 8:1 là nén mạnh

Ratio có tỷ lệ 10:1 – ∞:1 thì Compressor được coi như một Limiter và không cho tín hiệu vượt quá Threshold nữa.

Attack

Attack (thường được tính bằng mili-giây (ms)) cho biết khoảng thời gian compressor cần để chuyển từ tín hiệu gốc sang dạng nén hoàn toàn sau khi tín hiệu vượt quá ngưỡng Threshold. Như vậy âm thanh nghe sẽ tự nhiên hơn. Compressor sẽ thực hiện Attack trong quãng thời gian dài hơn, tác động sẽ mượt mà hơn!

Một số Compressor chỉ cho phép bạn chọn giữa Fast Attack và Slow Attack. Và tùy nhà sản xuất Model mà Fast Attack nằm khoảng 20-100 Micro giây và Slow Attack dao động khoảng 20-50 mili giây. (1 giây = 1000 mili giây = 1000.000 Micro giây).

Release

Ngược lại với Attack, Release ảnh hưởng tới khoảng thời gian Compressor cần để chuyển tín hiệu từ dạng nén hoàn toàn thành dạng bình thường (không bị nén). Ví dụ: Nếu compressor có gọt đi của bạn 3dB, sau khi cường độ âm thanh không còn thỏa mãn tiêu chí do Threshold đặt ra, Compressor sẽ thực hiện giai đoạn Release (release phase) để trả lại 3dB đã mất giúp tín hiệu audio phục hồi lại mức âm lượng thu/phát như bình thường.

Khi thao tác với Compressor, các kỹ sư âm thanh thường để Release ngắn nhất có thể trước khi nghe thấy âm thanh trở nên thiếu tự nhiên, khó chịu (trừ khi đó là điều họ muốn).

Vì khi Compressor đang trong quá trình thực hiện Release Phase, nếu âm thanh gốc lại 1 lần nữa thỏa mãn tiêu chí do Threshold đặt ra, Compressor sẽ vẫn thực hiện tiếp giai đoạn Release của mình tới khi xong thì nó mới bắt đầu theo dõi cường độ tín hiệu để tiếp tục thực hiện chu kỳ tiếp theo của mình.

Điều này dẫn tới việc Compressor sẽ có hành vi tác động không nhất quán đối với các nốt nhạc, âm thanh khác nhau của track Audio hiện tại, khiến âm thanh nghe thiếu tự nhiên. Tuy vậy, nếu biết cách sử dụng Release dài, Compressor lại giúp bạn giải quyết khá nhiều vấn đề trong bản mix và có các hiệu ứng thú vị.

Gain (Cách viết khác của Make-up Gain, Output Gain)

Nút Gain cho phép bạn điều chỉnh cường độ tín hiệu đầu ra của Compressor. Đa số Compressor cho bạn biết số dB bị cắt bởi Compressor là bao nhiêu qua công cụ đo cường độ tín hiệu (Gain Reduction). Nhờ đó bạn sẽ theo dõi dễ dàng cách Compressor hoạt động.

Một số Compreeor có nút Auto Make-up. Trong khi căn chỉnh Compressor thì bạn không nên sử dụng nó vì dễ nhầm tưởng rằng mình đang làm cho âm thanh hay hơn.

Bài viết được thực hiện bởi KPĐ Audio, hy vọng bạn đã có được cái nhìn tổng quan về Compressor. Để thành thạo và trở thành một chuyên gia điều chỉnh Compressor đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập, hãy chia sẻ với chung tôi những khó khăn, ý kiến của bạn trong quá trình sử dụng Compressor nhé. Ngoài phân phối các thiết bị Compressor chính hãng chúng tôi còn phân phối nhiều các thiết bị âm thanh chính hãng khác với giá rẻ như dàn loa đám cưới, Mixer, Amply, đẩy công suất, Micro…