Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa

Loa là thiết bị không thể thiếu trong dàn âm thanh. Chất lượng dàn âm thanh được đánh giá là tốt hay sấu phụ thuộc rất nhiều vào loa. Dù là dàn karaoke gia đình, dàn âm thanh hội trường, âm thanh đám cưới thì loa vẫn luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên nguyên lý hoạt động của loa ra sao thì ít ai biết được. Hãy cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa qua bài viết này nhé.

Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa

Thông số kĩ thuật của loa

Thông số kĩ thuật của loa là yếu tố quan trọng mà bạn cần nắm vững khi chọn mua loa hay bất kỳ thiết bị âm thanh nào. Đối với loa những thông số kĩ thuật bạn cần quan tâm đó chính là loại loa bao nhiêu đường tiếng, số lượng, kích thước của loa bass, dải tần số đáp ứng, độ nhạy, trở kháng, công suất loa, kích thước và trọng lượng của loa. Trong đó, công suất loa luôn là yếu tố quan trọng để bạn lựa chọn phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng của mình.

Cấu tạo của loa ra sao?

Một chiếc loa hoàn toàn chỉnh gồm nhiều bộ phận từ thùng loa, lỗ dội âm, jack kết nối, củ loa, mạch phân tần và các phụ kiện phụ trợ, thế nhưng bộ phận quan trọng nhất vẫn là củ loa. Mặc dù hiện nay các củ loa được thiết kế khá đa dạng cả hình dáng lẫn kích thước, thế nhưng cấu tạo của một củ loa thì hầu hết là giống nhau. Ngoài xương loa, nhện loa, côn loa và gân loa thì một củ loa có:

Màng loa: chủ yếu được làm từ giấy hoặc nhựa kim loại, khi màng loa rung ở tốc độ cao sẽ tạo ra âm thanh.

Cuộn âm: thực chất cuộn âm của loa là một nam châm điện từ với cấu tạo bao gồm 1 cuộn dây dẫn bao quanh lõi kim loại (thường là sắt).

Nam châm vĩnh cửu: hình tròn, được đặt cố định tại phía sau cùng đầu nhọn của loa

Nguyên lí hoạt động của loa

Với nhiệm vụ tạo ra sóng âm, loa nhận tín hiệu từ bộ phận khuếch đại rồi rung màng loa tạo ra sóng âm tương ứng và tái tạo âm thanh truyền đến tai người nghe.

Khi dòng điện được dẫn từ Amply sang loa các thay đổi trong dòng điện làm cuộn dây đồng tạo từ trường và hút đẩy với nam châm, vì nam châm đã được  cố định nên cuộn đồng sẽ được di chuyển làm rung màng loa và tạo sóng âm. Dòng điện sẽ đổi chiều liên tục với tần số thay đổi sẽ tạo ra âm trầm, âm bổng khác nhau. Chính vì nguyên lí đó mà bạn có thể lựa chọn cách bố trí loa trong dàn âm thanh một cách thích hợp nhất để tạo được hiệu quả trong hoạt động.

Âm thanh hình thành dựa trên sự chuyển động nên kích thước của loa cũng bị ảnh hưởng bởi tần số âm thanh mà nó có thể tái tạo tốt nhất. Với màng loa kích thước lớn có thể làm chuyển động nhiều không khí nhưng lại không thể chuyển động nhanh được nên được dùng để tái tạo âm trầm. Còn đối với những dòng loa nhỏ, tuy màng loa chuyển động ít không khí hơn nhưng nó có thể làm chuyển động rất nhanh nên sử dụng để tái tạo âm bổng.

Chính vì vậy để có thể truyền tải được âm thanh ở đầy đủ mọi dải tần thì một thùng loa sẽ được trang bị nhiều củ loa với kích thước lớn nhỏ khác nhau ví dụ loa 2 đường tiếng, loa 3 đường tiếng. Tuy nhiên với một số loại loa chỉ có duy nhất một củ loa nhưng vẫn có thể tái tạo tốt nhất các tần số âm thanh hay dòng loa này còn được gọi là loa toàn dải.

Thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng bạn hiểu được về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa. Từ đó có những nhìn nhận đúng và lựa chọn chính xác. Tại Khang Phú Đạt Audio cung cấp tất cả các dòng loa từ loa đám cưới, loa hội trường, loa karaoke đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau với giá tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Liên hệ để được tư vấn về sản phẩm tận tình hoàn toàn miễn phí.