Thiết kế âm thanh hội trường cần đòi hỏi người thiết kế phải có kỹ năng và nắm bắt rõ được các kĩ thuật chuyên môn, thông số từ các thiết bị đó. Vậy làm sao để thiết kế hệ thống âm thanh hội trường đúng chuẩn một cách chuyên nghiệp nhất? Và những tiêu chí thiết kế âm thanh hội trường hiện nay là gì? Hãy cùng KHANG PHÚ ĐẠT AUDIO tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Những tiêu chuẩn âm thanh hội trường cơ bản
Với những tiêu chuẩn của các giới chuyên gia đưa ra với hệ thống dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp phải đáp ứng về âm thanh đưa ra từ độ ồn, diện tích, khả năng tiêu âm, độ phủ âm thanh, độ lớn, tần số,… tuy nhiên, những yếu tố đó là yếu tố chuyên sâu dành cho người thiết kế hệ thống âm thanh hội trường.
◾ Một số tiêu chuẩn cho hội trường cơ bản bạn cần quan tâm như:
✔️ Các hệ thống âm thanh phải hoạt động hết công năng, an toàn và ổn định
✔️ Các loại thiết bị âm thanh không chỉ đơn giản được bố trí khoa học thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất đạt tiêu chuẩn và độ phủ âm thanh
✔️ Âm thanh phải đảm bảo độ phủ chuẩn, toàn bộ người nghe trong hội trường phải nghe rõ âm thanh, người ngồi ở vị trí gần nghe không bị quá to, và người ở xa thì nghe âm thanh không quá bé.
✔️ Những tạp âm, hú, rít được loại bỏ hoàn toàn hoặc tối đa cho âm thanh chân thực nhất
✔️ Đảm bảo âm lượng đủ lớn và có thể sử dụng cho đa dạng dòng nhạc, biểu diễn, ca hát..
✔️ Đồng thời, phải được trang bị hệ thống tiêu tán âm thanh để không bị âm thanh dội lại người nghe gây ra cảm giác khó chịu
Hệ thống âm thanh hội trường gồm bao nhiêu thiết bị?
Khi thiết kế, lắp đặt bố trí vị trí các thiết bị trong hệ thống âm thanh hội trường, thì việc đầu tiên bạn cần nắm rõ được trong hội trường cần những thiết bị gì, một hệ thống âm thanh hội trường cơ bản sẽ bao gồm những thiết bị sau:
✔️ Loa hội trường
✔️ Mixer chuyên dùng cho hội trường
✔️ Bộ xử lý tín hiệu âm thanh
✔️ Amply/Cục đẩy công suất lớn
✔️ Bộ Micro
✔️ Hệ thống ánh sáng biểu diễn
Trên đây là những thiết bị cơ bản, mỗi thiết bị âm thanh hội trường sẽ bao gồm những thiết bị phụ trợ hoặc chia ra làm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ thích hợp với từng nhu cầu và môi trường lắp đặt riêng. Vì vậy mà không phải hội trường nào bạn cũng phải lắp đặt những hệ thống thiết bị giống như trên.
Các tiêu chuẩn âm thanh hội trường cơ bản
1/ Thiết bị được phối phép linh hoạt, hoạt động hết công năng
Các thiết bị trong dàn âm thanh hội trường đều phải được phối ghép linh hoạt, đảm bảo hoạt động hết công năng:
Người thiết kế âm thanh hội trường phải nắm rõ được những thông tin kỹ thuật của các thiết bị, khả năng tương thích với nhau để có thể phối ghép chúng tạo nên cả một hệ thống cho ra được âm thanh chân thực, sinh động và chất lượng nhất, khả năng tương thích với các thiết bị rất quan trọng bởi nó là yếu tố chính để tạo nên chất lượng đầu ra âm thanh.
Các thiết bị phải được hoạt động hết đúng công công năng của chúng, đồng thời hoạt động theo đúng mục đích và các thông số do nhà sản xuất đã đưa ra, không được làm sai lệch hoặc biến đổi để ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh phát ra.
2/ Lưu ý khi bố trí loa cho hệ thống âm thanh hội trường
Việc bố trí và lựa chọn loa cho hội trường cực kỳ quan trọng, tùy thuộc vào địa hình của công trình mà lựa chọn loa dạng nào cho hợp lý, với không gian rộng và yêu cầu cả chất lượng âm thanh, yếu tố thẩm mỹ thì bạn không nên bỏ qua dòng loa của Hivi,đây là một dòng loa đang được ưa chuộng đáp ứng được cả 2 yếu tố đó và giá cả cực kì hợp lý.
Việc bố trí loa phải dựa vào thiết kế âm thanh cho hội trường của chuyên gia đó, sẽ dựa vào đó để bố trí loa sao cho hợp lý nhất và giúp người nghe ở trong hội trường có thể nghe được khi ngồi ở bất kỳ đâu trong hội trường, người ngồi xa sẽ không bị quá nhỏ không nghe rõ còn khi ngồi gần sẽ không bị nhức tai.
◾ Một vài nguyên tắc khi bố trí loa cần lưu ý cho dàn âm thanh hộ trường:
✔️ Hãy đặt loa cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm trầm và hướng về phía người nghe.
✔️ Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp nếu hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý.
✔️ Đồng thời tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe.
✔️ Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn thì càng tốt. Có thể bạn hãy đặt một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại.
3/ Độ phủ âm thanh
Như đã đề cập ở nội dung trên, việc bố trí vị trí của loa sẽ ảnh hưởng tới độ phủ của âm thanh. Bạn hãy lựa chọn những vị trí đặt loa thích hợp để tạo ra khán phòng có thể nghe rõ âm thanh ở tại mọi vị trí.
Bạn nên sử dụng loa chính và nhiều loa phụ vệ tinh khác đi kèm để hệ thống âm thanh hội trường có một độ phủ tốt nhất.
4/ Sử dụng những thiết bị để loại bỏ tạp âm, hú, rít
Việc xử lý âm thanh không bị hú, rít và loại bỏ những loại tạp âm trong hệ thống âm thanh hội trường là vấn đề rất quan trọng.
Bạn hãy kết hợp thêm một số những thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh có sẵn những chức năng loại bỏ các tạp âm chống hú, rít như Micro không dây Star Sound ST-638 đây là dòng Micro cao cấp 4 râu cho khả năng thu sóng cực khỏe, ổn định cao. Đặc biệt được thiết kế với Chụp mic cao cấp với khả năng lọc tạp âm và giảm nhiễu, hú rít triệt để.
Địa chỉ tư vấn thiết kế âm thanh hội trường uy tín nhất hiện nay
Với nền tảng 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh và ánh sáng, cùng với đội ngũ kỹ thuật đã từng triển khai cho hàng ngàn dự án, KHANG PHÚ ĐẠT AUDIO cung cấp dịch vụ tư vấn lắp đặt âm thanh hội trường trọn gói từ khâu thiết kế cho tới khâu khi công.
► Xem thêm: Lưu ý chọn âm thanh hội trường giá rẻ – Có thể bạn chưa biết
Trên là một số những lưu ý bạn cần quan tâm khi thiết kế âm thanh hội trường để bắt đầu thi công lắp đặt. Để có được những giải pháp cấu hình chính xác dành riêng cho hội trường của Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 096 292 1001 để được tư vấn rõ hơn nhé.