Rất nhiều người dùng âm thanh quan tâm đến cách phối ghép Amply phù hợp với loa, điều này hết sức quan trọng giúp hệ thống của bạn hoạt động ổn định và có được hiệu quả âm thanh cao nhất. Sau đây Khang Phú Đạt Audio sẽ hướng dẫn các bạn cách làm dễ hiểu nhất.
Cách phối ghép Amply phù hợp với loa
Để thực hiện phối ghép Amply phù hợp với loa thì các bạn cần lựa chọn được thiết bị phù hợp, tương thích với nhau và đáp ứng các yếu tố sau:
Về công suất
Cần chọn Amply công suất lớn gấp 2 lần công suất trung bình của dàn loa. Chẳng hạn công suất trung bình của loa là 100W thì Amply phù hợp để phối ghép cần có công suất 200W.
Việc lựa chọn tương thích các thiết bị sẽ đảm bảo được chất lượng âm thanh của hệ thống. Nếu không đảm bảo được giá trị trung bình của công suất giữa loa và Amply sẽ xảy ra hiện tượng méo tiếng hay thậm chí là hư hỏng và cháy loa. Công suất Amply quá yếu thì tín hiệu truyền đi cực kỳ kém khiến âm thanh nghe được sẽ rất méo mó, đòi hỏi cần có công suất đủ lớn mới đáp ứng cho không gian sử dụng.
Độ nhạy
Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần chọn Amply công suất nhỏ, ngược lại những loa có trở kháng thấp khoảng 4 Ohm, độ nhạy dưới 90 dB lại cần đến Amply công suất lớn, dòng ra lớn.
Thông số độ nhạy cũng cho ta biết về công suất tối thiểu của tăng âm để phối ghép với loa. Độ nhạy càng cao công suất Amply càng thấp. Khi giảm SPL một mức là 3 dB thì công suất Amply gấp đôi.
Trở kháng phù hợp
Trở kháng có vai trò quan trọng như công suất. Tổng trở kháng của loa cần phải lớn hơn trở kháng của Amply, nếu đấu nối loa trở kháng thấp với Amply trở kháng cao thì Amply sẽ bị cháy. Ngoài ra loa và Amply có trử kháng cao thì ít bị suy giảm tín hiệu khi truyền đi xa.
Trở kháng đầu ra sẽ phụ thuộc vào việc bạn phối ghép với loa:
»» Ghép nối tiếp thì trở kháng được tính bằng tổng trở kháng các loa
Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 + … + Rn
»» Ghép nối song song
Tổng trở 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + … 1/Rn
Tổng trở kháng của loa không nên thấp hơn trở kháng ngõ ra của Amply tránh tình trạng quá tải làm hỏng tầng công suất của Amply ( chết sò công suất, sò đệm, tầng kích đệm..)
Gọi Rn là trở kháng của Amply ( hay trở kháng của nguồn), Rt là trở kháng của loa (hay trở kháng của tải), E là nguồn lý tưởng:
Dòng I = E/R = E/( Rn+Rt)
Công suất tiêu thụ trên loa( tải) : Pt = I.Ut = I.I.Rt = E^2 *Rt/(Rn + Rt)^2 (Pt lớn nhất khi Rn = Rt)
Việc lựa chọn trở kháng Amply bằng trở kháng của loa sẽ đạt được công suất trên loa lớn nhất mà vẫn an toàn cho dàn âm thanh.
Xem thêm: Tư vấn lắp đặt âm thanh hội trường
Trên đây là chia sẻ của Khang Phú Đạt Audio về cách phối ghép Amply phù hợp với loa. Hi vọng sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp và có được hiệu quả cao về âm thanh.
Xem thêm: Loa 4ohm Và 8ohm Khác Nhau Thế Nào?