Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng loa Array khác nhau. Vậy cách đóng thùng loa Array như thế nào cho âm thanh hay nhất? Hãy cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu nhé!
Các loại gỗ dùng thường dùng đóng thùng loa
Cách đóng thùng loa Array như thế nào? Nên dùng loại gỗ gì? Là thắc mắc của rất nhiều người.Có rất nhiều loại gỗ được dùng để làm nên chất liệu của vỏ thùng loa Array. Mỗi loại gỗ thì sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
Gỗ Plywood – gỗ ép/gỗ dán
Đây là loại gỗ được làm từ dán các loại gỗ lạng lại với nhau theo chiều vân gỗ bằng loại keo Phenol. Chúng được ép chặt lại dưới tác dụng của nhiệt. Nếu bạn muốn đóng thùng cho các thiết bị loa di động, loa sân khấu thì nên dùng loại gỗ này. Vì chúng rất nhẹ, bạn có thể thoải mái di chuyển và lắp đặt. Giá thành khá cao.
Gỗ Okal, gỗ dăm
Được làm từ các loại gỗ rừng có độ bền vật lý cao như: gỗ keo, bạch đàn, tràm… Những loại gỗ này được sơ chế thành dăm, sau đó trộn đều với keo và ép chặt lại với nhau tạo nên gỗ Okal làm thùng loa. Nó có ưu điểm là chịu được lực tác động mạnh nên có độ bền cao, tuổi thọ lớn.
Gỗ công nghiệp MDF
Là loại gỗ được ép ván sợi bằng công nghệ đặc biệt. Gỗ công nghiệp MDF có 2 loại đó là có chống ẩm và không chống ẩm. Bạn nên dùng những loại có khả năng chống thấm để thùng loa có độ bền tốt nhất. Sau khi đóng thùng loa bằng gỗ MDF bạn nên phủ thêm 1 lớp sơn cao cấp vừa tạo tính thẩm mỹ vừa giúp ổn định tiếng nhạc hơn.
Say khi đã tìm hiểu các loại gỗ dùng để đóng thùng loa, chúng ta tiếp tục tìm tiểu cách đóng thùng loa Array như thế nào nhé!
Cách đóng thùng loa Array đơn giản nhất
Chuẩn bị nguyên liệu, phụ kiện đóng thùng loa Array
Yếu tố tạo nên 1 vỏ thùng loa Array chất lượng đó chính là chất liệu gỗ bạn sử dụng. Gỗ là vật liệu tốt nhất tạo nên âm thanh chất lượng hơn hẳn các chất liệu khác như nhựa hay kim loại. Chính vì thế bạn nên chọn loại gỗ phù hợp với mình về cả giá thành lẫn chất lượng của chúng..
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị 1 số linh kiện, phụ kiện, dụng cụ hỗ trợ như cưa, máy cắt, búa, đinh, khoan, keo dán,…
Đóng vỏ thùng loa
Đầu tiên để làm vỏ dùng loa Array thì bạn cắt gỗ thành 6 miếng nhỏ khác nhau để ghép thành một chiếc vỏ của thùng loa hoàn chỉnh. Sử dụng 1 miếng gỗ để làm mặt trước sau đó khoan 2 lỗ trên để đặt và cố định củ loa. Kích thước của 2 lỗ tròn này phụ thuộc vào kích thước của củ loa của bạn. Mặt sau của thùng loa cũng cần khoan 2 lỗ tròn. Một lỗ làm lỗ thoát âm, một lỗ dùng để các cọc loa. Khi đã đóng xong vỏ thùng loa thì bạn có thể sơn một lớp sơn bóng lên trên sẽ làm cho thùng loa đẹp hơn.
Làm lỗ thoát âm cho vỏ thùng loa
Bạn cần làm 1 lỗ thoát âm ở mặt sau thùng loa. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một ống đất dự định dùng để làm lỗ thoát âm cùng với các ống nhựa nhỏ. Tiếp theo là nhét ống nhựa nhỏ đó vào ống sắt, cố định chúng bằng keo dán gỗ. Sau khi cố định chúng xong, bạn khoan các lỗ trên miệng ống để gắn vào mặt sau của thùng loa. Để âm thanh không lọt được ra ngoài thì ở phần tiếp xúc giữa ống sắt và thùng loa, bạn nên để một lớp cao su.
Ghép nối các bộ phận đã hoàn thành lại với nhau
Sau khi đã hoàn thành các bước trên việc tiếp theo bạn cần làm đó chính là gắn loa treble và loa trầm vào bên trong thùng loa. Những dây nối ở mạch phân tần với củ loa cùng với các jack cắm đầu vào và đầu ra. Để làm được điều này thì bạn cần có kiến thức và sự hiểu biết về loa cũng như các thiết bị âm thanh trong hệ thống âm thanh sân khấu, sự kiện, hội trường, đám cưới,…. Sau khi đặt tất cả các bộ phận vào đúng vị trí là bạn đã hoàn thành việc đóng thùng loa của mình. Cách thực hiện rất đơn giản mà vẫn cho âm thanh mượt mà, mạnh mẽ.
Trên đây là cách đóng thùng loa Array cơ bản và dễ thực hiện. Để sở hữu được thùng loa Array tốt thì bạn nên thực hiện đầy đủ các bước trên. Hi vọng những chia sẻ của Khang Phú Đạt Audio sẽ giúp ích cho bạn.