Cách đấu nối loa hội trường HIỆU QUẢ, CHUẨN KỸ THUẬT

Bạn đã biết cách đấu nối loa hội trường chuẩn kỹ thuật chưa? Vậy thì hãy bỏ túi ngay kinh nghiệm đấu nối mà Khang Phú Đạt Audio chia sẻ ngay sau đây để có được chất lượng âm thanh hay cho hệ thống của mình nhé!

Đấu loa hội trường

Cách đấu nối loa hội trường hiệu quả, chuẩn kỹ thuật

Đấu nối loa hội trường tương tự như mắc nối mạch điện, chúng ta sẽ thực hiện 2 cách đấu nối thông dụng là đấu song song, đấu nối tiếp và kết hợp:

» Đấu song song

Kiểu đấu nối được áp dụng từ 2 loa trở lên, các cực cùng dấu sẽ được đấu với nhau, cực âm (-) đấu với cực âm (-), cực dương (+) đấu với cực dương (+). Với cách đấu nối loa song song thì khi hoạt động nếu 1 loa trong số chúng bị trục trặc về mặt kỹ thuật thì các loa khác vẫn sẽ hoạt động như bình thường.

» Đấu nối tiếp

Cách đấu này các đầu cực sẽ được đấu nối lần lượt theo thứ tự: cực dương – cực âm – cực dương – cực âm -….. Tuy nhiên đấu nối tiếp thường ít được sử dụng vì khi đó các loa sẽ kết nối mật thiết với nhau và nếu 1 trong các loa bị hư hỏng thì sẽ làm ngưng toàn bộ hệ thống loa.

» Kết hợp đấu nối trực tiếp và song song

Kết hợp đấu nối trực tiếp và song song là một cách được sử dụng phổ biến để tạo ra hiệu quả âm thanh tốt nhất. Nhất là với những dàn âm thanh có số lượng loa hội trường lớn thì cách đấu nối kết hợp được áp dụng hàng đầu.

Lưu ý: Ngoài việc nắm rõ cách đấu nối loa với nhau bạn cũng cần dựa vào thiết kế không gian hội trường để đưa ra cách đấu nối phù hợp. Với hội trường diện tích nhỏ khi đấu nối loa thì nguồn âm thanh nói tối thiểu sẽ ở mức 1W/ người, nguồn âm nhạc sẽ là 1.5W/ người.

Cách đấu nối loa hội trường

Cách đấu loa với cục đẩy công suất

» Đấu bình thường 2 kênh dual chanel

Sử dụng tải loa 4Ohm, 8Ohm, 1 Chanel. Có thể sử dụng stereo khi ta tách ra 2 đường tín hiệu vào công tắc môn – stereo và để ở vị trí giữa dual. Cách đấu nối này thích hợp khi bạn không cần nâng công suất lên quá lớn. Khi đấu nối 4Ohm thì công suất của máy có thể tăng lên từ 10 Ohm 30% nhưng máy chạy nóng hơn.

» Đấu nối Bridge mono thường dùng cho loa siêu trầm

2 cọc dương (+) của trạm để kéo tải, một cọc sẽ trở thành cọc âm (-). Thường quy định cọc phải là (+) và cọc trái là (-), chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào sẽ cắm vào chanel đó.

» Đấu nối parallel mono

2 cọc loa đấu nối với nhau bình thường, bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel nếu sử dụng đường 70V để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V. Với cách đấu Bridge mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của Amply chỉ sử dụng được 1 (left hay right, A hay B tùy hãng sản xuất).

Trên đây là chia sẻ của Khang Phú Đạt Audio về cách đấu nối loa hội trường hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Xem thêm: Báo giá dàn âm thanh hội trường