[3+] Cách đấu loa âm trần An Toàn, Chuẩn Xác 100%

Loa ân trần là dòng loa được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống âm thanh hiện nay. Chúng không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mỹ mà cón sở hữu chất lượng âm thanh hay. Vậy cách đấu loa âm trần như thế nào hiệu quả? Cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Cách đấu loa âm trần
Cách đấu loa âm trần

Vì sao cần biết cách đấu loa âm trần?

Hệ thống loa âm trần muốn hoạt động được thì cần có sự kết nối giữa các thiết bị loa với nhau và từ loa đến amply. Chính vì thế chúng ta cần phải tiến hành đấu dây loa âm trần. Việc biết cách đấu loa âm trần sẽ giúp chúng ta hạn chế tình trạng cháy hỏng thiết bị, vừa nguy hiểm, vừa tốn kém khi đem đi sửa chữa. Đôi khi việc đấu sai còn làm cho hệ thống không thể phát ra âm thanh.

Nguyên tắc đấu dây loa âm trần

Cũng như các mạch điện tử thì các thiết bị âm thanh cần phải đấu nối chính xác thì mới có thể hoạt động hiệu quả được, đấu sai có thể gây hỏng hóc. Đối với việc đấu loa cũng vậy, sau đây là một số nguyên tắc quan trọng khi tiến hành đấu loa âm trần:

  • Phân chia rõ ràng các loại đầu dây, phân biệt cực dương, âm, các định dây nguồn, dây đấu nối giữa các thiết bị loa. Việc này sẽ tránh được sai sót khi đấu nối.
  • Các mối nối dây phải được đảm bảo theo quy chuẩn đấu dây điện, nối nối chắc chắn
  • Tại các điểm mối nối cần được bảo vệ bởi lớp bọc cách điện để đảm bảo an toàn, tránh hở điện gây nguy hiểm.
  • Khi đấu loa với amply thì cần xác định đúng cực và đúng dây bối vào hệ thống loa mới có thể hoạt động được.
  • Với các dòng loa công suất lớn thì cần chú ý đến mức công suất của loa khi đấu dây. Những thiết bị khi đấu nối cần đảm bảo công suất phù hợp, giúp loa hoạt động hiệu quả và được bảo vệ an toàn nhất.

Cách đấu dây loa âm trần đúng chuẩn kỹ thuật

Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi vài cách đấu loa âm trần chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ như:

  • Băng dính điện, kéo: Dùng để cắt dây, tuốt dây loa và dính các mối nối tránh để hở gây nguy hiểm hoặc bị chập điện.
  • Dây loa: Đây là dụng cụ không thể thiếu khi đấu nối loa âm trần. Chúng sẽ giúp đấu các loa ở xa với nhau và đấu về amply. Nên chọn dây loa xịn để cho ra âm thanh tốt nhất.
  • Dây thít: Giúp có định dây loa vào các trí mong muốn, tránh nhầm lẫn khi lắp đặt.

3+ cách đấu loa âm trần phổ biến

Đấu loa âm trần nối tiếp

Không giống với các dòng loa sân khấu, loa karaoke hay loa hội trường, loa âm trần chính hãng có trở kháng cao nên chúng ta cáo thể đấu nối tiếp nhiều loa trong hệ thống. Theo cách đấu nối này thì trở kháng của toàn bộ hệ thống loa sẽ là:

Z = Z1 + Z2 + Z3 +…. + Zn

Cách đấu dây loa âm trần theo kiểu nối tiếp cụ thể là: Chúng ta tiến hành nối từ cực âm của loa này sạng cực dương của loa kia, kế tiếp như vật cho đến khi hết loa trong hệ thống thì thôi. Ưu điểm của cách đấu này đó chính là tiết kiệm dây nối, quá trình đấu nối nhanh nên tiết kiệm thời gian lắp đặt mà vẫn cho ra âm thanh hay. Tuy nhiên nếu có 1 loa bị hỏng thì cả hệ thống sẽ ảnh hưởng theo. Thêm vào đó phương pháp đấu nối tiếp chỉ phù hợp với các hệ thống quy mô nhỏ chứ không dùng được cho các hệ thống lớn hoặc hệ thống cần phân vùng âm thanh.

Sơ đồ đấu dây loa âm trần nối tiếp
Sơ đồ đấu dây loa âm trần nối tiếp

Cách đấu dây loa âm trần song song

Đây là cách đấu hiệu quả cao, áp dụng cho hệ thống có 2 loa âm trần trở lên. Trở kháng của toàn bộ hệ thống khi đấu nối theo cách này sẽ được tính theo công thức:

1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn

Nguyên tắc của phương pháp này đó là cực âm của loa này sẽ được nối với cực âm của loa kia và tương tự cực dương nối với cực dương. Ưu điểm khi đấu song song đó chính là chất lượng âm thanh phát ra tốt, nếu có 1 loa bị hỏng thì các loa khác vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên khi đấu song song sẽ tốn nhiều thời gian cũng như chi phí hơn khi nối song song. Bù lại thì chúng ta có thể phân vùng âm thanh với hệ thống này vô cùng đơn giản, có thể áp dụng được cho nhiều hệ thống âm thanh công cộng khác nhau.

Sơ đồ đấu loa âm trần song song
Sơ đồ đấu loa âm trần song song

Cách đấu loa nối tiếp kết hợp song song

Đây là cách đấu nối thường được sử dụng cho các hệ thống lớn. Đấu nối tiếp kết hợp song song sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức thực hiện. Các cụm loa sẽ được đấu song song với nhau và trong mỗi cụm thì các loa lại được đấu nối tiếp. Ưu điểm của phương pháp này đó chính là đáp ứng được cho các hệ thống âm thanh lớn của toà nhà, trung tâm thương mại, thiết bị âm thanh nhà xưởng,…. Phương pháp ày rất thích hợp với các hệ thống cần phân vùng âm thanh.

Cách đấu loa nối tiếp kết hợp song song
Cách đấu loa nối tiếp kết hợp song song

Nên chọn cách đấu nào?

Với 3 cách đấu nối ở trên thì mỗi cách lại có ưu nhược điểm riêng. Chình vì thế cần dựa vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện thực tế để chọn được cách đấu phù hợp.

  • Với các hệ thống đơn giản thù nên đấy bối nối trực tiếp hoặc song song
  • Với các hệ thống lớn, cần chia khu vực thì nên chọn phương pháp song song và nối tiếp kết hợp.

Cách đấu dây loa âm trần Toa

Loa âm trần Toa là dòng loa được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Chính vì thế có nhiều khách hàng thắc mắc về cách đấu các thiết bị loa của thương hiệu Toa. Cũng thương tự như các dòng loa áp trần khác thì cách đấu dây loa âm trần Toa cũng không khác nhiều. Tuy nhiên đối với loa Toa thì các kí hiệu được viết chi tiết, rõ ràng hơn, các dây nối được thiết kế hiện đại, tiện dụng hơn. Và bạn cần lưu ý là loa âm trần cực âm uôn được viết là COM gọi ghi chữ C, cực còn lại là cực dương. Vì thế khi tiến hành đầu nối hãy đấu chuẩn cực để có được hệ thống an toàn, hiệu quả nhất.

Sơ đồ đấu loa âm trần theo cả bộ dàn thiết bị

Trong hệ thống âm thanh sử dụng nhiều loa sẽ cần sử dụng thêm nhiều các thiết bị khác. Ví dụ như sơ đồ đấu nối loa âm trần dưới đây:

Sơ đồ đấu loa âm trần theo cả bộ dàn thiết bị
Sơ đồ đấu loa âm trần theo cả bộ dàn thiết bị

Sơ đồ đấu loa như thế nào để hiệu quả?

Để thiết kế được sơ đồ đấu loa hiệu quả thì cần xác định được mục đích của loa. Thêm vào đó cũng cần xác định không gian lắp đặt loa âm trần ở đâu? Thường thì loa sẽ được bố trí ở giữa phòng, hạn chế các góc khuất như góc tường,,.. bởi vì âm lượng âm thanh sẽ không lan tỏa được toàn bộ không gian. Công suất loa tỷ lệ thuận với độ phủ âm thanh. Chính vì thế bạn hãy xem độ phủ của thiết bị loa mình sử dụng để có thể đưa ra cách bố trí và thi công hiệu quả nhất.

  • Công suất loa là 6w đến 10w, thì độ phủ âm thanh khoảng: 10 mét vuông.
  • Công suất loa lớn hơn 20w, thì độ phủ âm thanh khoảng: 15 mét vuông đến 20 mét vuông.

Một số lưu ý khi đấu dây loa âm trần

Dưới dây là một số lưu ý khi đấu loa âm trần bạn cần nhớ để đảm bảo chất lượng của hệ thống âm thanh:

  • Nên tuốt dây ít nhất khoảng 20mm để khi đấu nối đảm bảo độ chắc chắn
  • Với những mối nối lớn thì cần bọc cách điện cẩn thận để tránh bị chảy băng gây chập cháy khi sử dụng lâu.
  • Lựa chọn cách đấu phù hợp với hệ thống
  • Chú ý đến các cực của dây khi đấu nối, thường màu đỏ là dây dương, màu đen là dây âm
  • Đặt dây tại các vị trí tốt, thẳng để tiết kiệm dây nối.

Địa chỉ bàn loa âm trần chính hãng

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp loa âm trần tuy nhiên không phải đơn vị nào cùng bán sản phẩm chính hãng chất lượng cao. Chính vì thế để tráng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì bạn hãy đến các đơn vị uy tín như Khang Phú Đạt Audio để mua hàng nhé.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh Khang Phú Đạt Audio tự hào là đơn vị cung loa âm trần, thiết bị âm thanh số #1 tại Việt Nam, Hệ thống sản phẩm đều được nhập khẩu chính hãng, đầy đủ giấy tờ. Giá tốt nhất thị trường. Đội ngũ nhận viên giàu kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn hướng dẫn cách đấu nối, sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt tận nơi. Chính vì thế nếu bạn có nhu cầu mua loa âm trần hay các thiết bị âm thanh khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Trên đây là các cách đấu loa âm trần cũng như các lưu ý quan trọng khi thực hiện. Ho vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay HOTLINE của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Xem thêm: Loa âm trần quán Cafe Cực Hay – Công Nghệ Mới Nhất