Cách chỉnh Mixer Yamaha MG166CX có khó không? Làm sao để làm chủ bàn Mixer một cách tốt nhất cho hiệu quả cao nhất? là những câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh đầu ra của thiết bị! Vậy câu trả lời cho vấn đề hóc búa này là gì? Hãy cùng xem những chia sẻ sau đây của Khang Phú Đạt Audio và tìm câu trả lời riêng cho mình nhé!
Cách chỉnh Mixer Yamaha MG166CX hiệu quả nhất!
Có lẽ cách chỉnh bàn Mixer như thế nào chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi khách hàng muốn tìm hiểu hoặc đã sở hữu chúng rồi! Đa phần khách hàng đều nghĩ rằng việc căn chỉnh bàn Mixer hay bất cứ thiết bị điện tử nào khác là một việc vô cùng to tắt, lớn lao đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghiệp mới có thể làm được tuy nhiên trên thực tế không hoàn toàn là đúng như vậy. Với những hướng dẫn về cách chỉnh Mixer Yamaha MG166CX sau đây bạn chỉ cần nắm vững được những tính năng cơ bản cũng như hệ thống các núm căn chỉnh là đã có thể sử dụng chúng một cách cơ bản rồi! Hơn nữa đây cũng chính là bước đệm chắc chắn, cơ bản nhất nếu bạn muốn căn chỉnh Mixer chuyên nghiệp, chi tiết hơn!
Hệ thống nút căn chỉnh trên bàn Mixer Yamaha MG166CX ở mặt trước
1. MIC Input Jacks (CHs 1 to 4, 5/6, 7/8)
Jack canon chuyên dùng cho việc cắm Micro.
Cách hàn Jack được làm theo như sau:
Pin 1 = Shield or ground – mass
Pin 2 = Positive (+ or hot) – đầu dương
Pin 3 = Negative (– or cold) – đầu âm
2. Line Input Jacks (CHs 1 to 4)
Đây là những cổng dành cho việc cắm nhạc cụ – dùng jack 6 ly mono/ stereo
3. Line Input Jacks
Đây là ngõ vào chuyên để cắm jack mono
4. Line Input Jacks (CHs 9/10, 11/12…)
Đây là những cổng chuyên cắm jack bông sen.
5. Insert Jacks (CHs 1 to 6)
Đây là nơi để chèn bộ xử lý âm thanh như các thiết bị chống hú, bộ đèn tín hiệu,…
Cách hàn dây Insert: 1 đầu dùng Jack 6 ly stereo, 2 đầu còn lại dùng Jack 6 ly Mono.
6. Gain Control
Là phần để căn chỉnh tín hiệu vào của kênh. Nên lưu ý phần Gain không nên căn chỉnh tùy tiện mà chỉ dùng khi cho tín hiệu vào trước khi chỉnh, nếu không dùng nen cho về mức số 0!
7. Switch (High Pass Filter)
Là nút cắt bỏ tần số thấp dưới 70Hz, thường dùng cho các nhạc cụ để loại bỏ phần trầm
8. COMP Control
Đây là nút để căn chỉnh bộ nén tín hiệu, sử dụng nó để có được sự mượt mà ở âm thanh hơn!
9. PEAK Indicator
Phần đèn tín hiệu báo quá tải, nên khi thấy đèn Peak ở kênh nào đỏ thì hãy giảm ở kênh đó xuống!
10. Equalizer (HIGH, MID, and LOW)
Đây là phần các núm căn chỉnh EQ trên từng kênh – mỗi kênh sẽ có 3 cần
11. AUX (AUX1) Control
Đây là phần căn chỉnh độ lớn ra AUX tại mỗi kênh, với mỗi kênh đều có 2 AUX
12. AUX PRE Switch
Đây là nơi quyết định xem tín hiệu ở AUX là ra trước hay sau fader. Khi nhấn chọn ngõ ra AUX là Pre hay Post.
13. EFFECT (AUX2) Controls
Là phần căn chỉnh Effect tại mỗi kênh riêng của bàn Mixer. Nếu kênh nào muốn có Effect riêng cho tín hiệu Micro thì hãy tăng nút này lên kết hợp với bộ Effect đã có sẵn trên bàn Mixer! Lưu ý rằng Fader Effcet khi được nâng lên phải đồng thời chọn nút On của Fader!
14. PAN Control
PAN/BAL Control
BAL Control (9/10 and 11/12)
Dùng để cân bằng 2 kênh, chọn tín hiệu trái/ phải của từng kênh Stereo.
15. ON Switch
Khi chọn nút này đồng nghĩa với việc muốn tín hiệu ra Aux, L/R hay Headphone.
16. PFL (Pre-Fader Listen) Switch
Đây là nút dùng kết hợp với nút Gain dùng để chọn kênh nào mà bạn muốn kiểm tra tín hiệu!
Khi căn chỉnh bạn cần làm như sau: Chọn nút PFL, Fader Master và Fader của riêng từng kênh sau đó vặn nút Gain dần dần lên cho đến khi đèn báo từ xạnh qua đến chớm vàng là được!
17. 1-2 Switch
Nếu như bạn muốn tín hiệu của kênh được chọn gửi ra đường Group và ra cả R/L thì hãy chọn nút này!
18. ST Switch
Đây là nơi chọn để tín hiệu ngõ ra là ngõ R/L
19. Channel Fader
Đây là phần Fader của từng kênh, mỗi khi bạn chỉnh tín hiệu đến loa thì nên kết hợp cả 3 phần là Gain, Fader của kênh riêng và Fader Master!
Điều chỉnh Master
1 . 2TR IN Jacks
Đây là phần đường vào tín hiệu dùng jack hoa sen! Đầu này thường dùng kết nối với đầu DVD
2. REC OUT (L, R) Jacks
Đây là đường để kết nối với những thiết bị thu âm như máy ghi cassette, CD recorder…
3. RETURN L (MONO), R Jacks
Nếu bạn có dùng Effect ngoài thì cần kết nối thiết bị ngoài bằng đường Effect Send (AUX2) và lấy tín hiệu vào Mixer qua đường Return.
4. SEND Jacks
Đây là nơi dùng để đưa tín hiệu đến với Effect ngoài! Khi dùng cần kết hợp thiết bị effect ngoài bằng ngõ vào AUX2
5. STEREO OUT (L, R) Jacks
Là đường chính cho ra tín hiệu âm thanh, thường thì sẽ dùng jack 6 li và jack canon để kết nối với ampli công suất!
6 .GROUP OUT (1, 2) Jacks
Nếu như bạn dùng một hệ thống âm thanh khác ngoài bộ dàn chính thì cần lấy tín hiệu từ Mixer này cho ra, sau đó đưa đến 1 điểm khác thì là lúc cần nối với đường tín hiệu này
7. MONITOR OUT Jacks
Đây là đường dành riêng cho loa monitor để kiểm tra tín hiệu
8. PHONES Jack
Là đầu ra dành cho tai nghe!
9. PHANTOM +48 V Switch
Đây là nơi bật bộ nguồn Phantom 48 volt cung cấp cho dòng Micro condenser, nếu dùng Micro thường thì không cần bật nguồn này!
10. RETURN
Là nơi căn chỉnh tín hiệu của các đường Return
11. Master SEND:
Là nơi căn chỉnh tổng đường ra AUX của tất cả các núm AUX của từng kênh
Lưu ý: Nếu bạn đã vặn các núm volume AUX trên từng kênh mà chưa bật AUX Master thì tín hiệu ra vẫn sẽ chưa có!
12. POWER Indicator
Phần đèn LED hiển thị nguồn được cung cấp!
13. Level Meter
Là dãy đèn led báo mức tín hiệu, nếu đèn màu xanh là tốt nhất còn nếu màu vàng hay đỏ thì bạn cần căn chỉnh lại!
14. MONITOR/PHONES
Nút chọn nguồn tín hiệu ra, khi chọn nó tín hiệu sẽ được cho ra Monitor, và khi này mức tín hiệu ra monitor này được điều chỉnh bởi núm vặn phone!
15. 2TR IN
Khi chọn phần nút này là chọn nguồn tín hiều vào từ jack hoa sen cho ra đường monitor, còn nếu không chọn nút này thì tín hiệu sẽ đi từ jack hoa sen đến đường Stereo L/R
16. GROUP 1-2 Fader
Fader chỉnh tín hiệu của đường ra cho Group, tín hiệu được lấy ra từ đây thì cần căn chỉnh Fader Group!
17.ST Switch
Nếu chọn nút này thì tín hiệu ra ở đường Group sẽ được đưa đến đường ra L/R Stereo
18. STEREO OUT Master Fader
Dùng để căn chỉnh mức tín hiệu ra ở đường L/R Stereo
Điều chỉnh Effect
1. FOOT SWITCH Jack
Đây là đường cắm Pedal Switch
2. PROGRAM Dial
Với 16 chương trình Effects, phần này dùng để chọn những chương trình đã có sẵn đó, bao gồm cả Echo, Delay, Reverb…
4. AUX Control
Núm căn chỉnh Effect ra đường monitor
5. ON Switch
Khi bạn chọn nút này đồng nghĩa với việc có Effect cho Mixer, sử dụng nó kết hợp với Fader của Effect!
6. PFL Switch
Đây là nút để kiểm tra tín hiệu Effect!
7. EFFECT RTN Fader
Fader dùng để căn chỉnh mức tín hiệu Effect, nếu bạn muốn có Effect thì đưa cần Fader này lên cao và chọn nút On Effect lên!
Trên đây chính là những kiến thức cơ bản của cách chỉnh Mixer Yamaha MG166CX mà mọi khách hàng đều cần biết! Không chỉ giúp cho bạn làm chủ được thiết bị một cách tốt nhất mà còn giúp bạn phân biệt được những mẫu hàng giả hàng nhái. Đừng quên nếu cần tư vấn gì thêm hãy gọi đến cho Khang Phú Đạt Audio để được được gặp đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp với trên 5 năm kinh nghiệm nhé!