Cách chỉnh Mixer số cơ bản dành cho người mới bắt đầu

Cách chỉnh Mixer số cơ bản là một bước đầu tiên, không thể thiếu nếu như người dùng muốn đi sâu hơn, căn chỉnh được cho các dòng Mixer chuyên nghiệp đa dạng hơn cho các ứng dụng cao cấp hơn! Bởi việc căn chỉnh này muốn có hiệu quả tốt, hiệu năng cao thì cần phải có kinh nghiệm cũng như sự cảm âm khá là tốt!

Xem ngay 199+ mẫu dàn karaoke gia đình hay giá rẻ tại Khang Phú Đạt Audio

Khang Phú Đạt Audio – đơn vị có hơn 10 năm dòng bàn Mixer số sẽ giúp quý khách những thông tin về cách căn chỉnh cơ bản của dòng bàn trộn này!

Giới thiệu các nút chỉnh cơ bản của Mixer số

Với một chiếc bàn Mixer số phổ thông thường thì chúng sẽ có những nút chỉnh cơ bản sau:

  • Công tắc nguồn
  • Effect mode: dùng căn chỉnh chế độ của hiệu ứng
  • Mic Mode: chỉnh chế độ cho Micro
  • Music Mode: chỉnh chế độ cho nhạc
  • FBX: căn chỉnh chế độ chống hú tự động
  • Exciter: tăng âm cho nhạc
  • Nút #: dùng chỉnh âm lượng hạn chế
  • Nút dB: cài đặt mức âm lượng lúc khởi động
  • Effect Vol: căn chỉnh âm lượng cho Micro
  • Mic Vol: căn chỉnh âm lượng cho Micro
  • Music Vol: căn chỉnh âm lượng cho nhạc

Cùng với đó là các ngõ đầu vào của các mic cũng như nút chỉnh Gain cho riêng từng Micro.

Xem thêm: Tìm hiểu về Mixer kỹ thuật số

Các bước căn chỉnh Mixer số thủ công (chỉnh bằng tay)

Bước 1: Khởi động

Bắt đầu khởi động Mixer số bằng nút nguồn, ấn giữ cho đến khi màn hình led hiện sáng đèn! Khi đó bạn sẽ nhìn thấy tren màn hình hiển thị những thông tin như:

  • Âm lượng của nhạc: Music 1/2/3…
  • Chế độ nhạc hiện tại: KTV1/2/3…
  • Chế độ chống hú hiện hành: FBX
  • Chế độ chơi nhạc: EX
  • Âm lượng của Micro: MIC1

Bước 2: Bắt đầu căn chỉnh các nút của Mixer

Chọn chế độ cho phần nhạc:

  • Nhấn chọn nút MUSIC MODE – chọn nút bên trái/ phải để chọn dải EQ theo yêu cầu của bạn! Bắt đầu căn chỉnh nút Effect Vol để tăng giảm âm lượng cho Effect.
  • Bắt đầu căn chỉnh loa sub: Với từng không gian sử dụng khác nhau bạn nên căn chỉnh loa sub cho phù hợp! Thường thì với không gian trong nhà hay chỉnh mức 50hz, âm lượng sub căn chỉnh lên mức cao nhất!

Nếu muốn quay lại màn hình chính ban đầu bạn xoay núm căn chỉnh Mic vol.

Căn chỉnh chế độ cho Micro:

  • Sau khi chọn về màn hình chính, chọn nút Mic Mode sau đó thấy chữ MIC1 nhấp nháy thì chọn chế độ Exciter và chọn dải EQ cho Micro đó!
  • Những hệ thống âm thanh thường có hiện tượng hú rít ở Micro bởi âm treble quá lớn. Nếu xảy ra trường hợp này bạn nên giảm phần EQ xuống để giảm đi việc hú rít này!
  • Ở phần Mic Low Cut – đây là phần cắt dải tần thấp nhất cho Micro với tác dụng chống ù cho mic thì sẽ hay để ở mức 120Hz nhưng nếu bạn thấy âm vẫn bị ù thì hãy hcinhr nút này lên mức lớn nhất – thường để ở mức 150Hz.

Căn chỉnh chế độ Effect

Chọn chế độ Eff Mode khi đó chữ KTV1 nhấp nháy sau đó chọn Eff mode để chyển chế độ giữa KTV2/3/4 và EFF1/2/3/4. Với KTV1/2/3/4 là các chế độ chỉnh cho Echo còn EFF1/2/3/4 đều chỉnh được cho cả Echo và Rever.
Thường thì những nhà sản xuất sẽ cài đặt sẵn các cấu hình cơ bản cho nhu cầu sử dụng của người dùng nên bạn chỉ cần quan tâm đến âm lượng của Echo và Reverb là đủ!

Các chế độ nâng cao khác:

  • Chọn nút FBX sau đó chọn FBX ON để kích hoạt chế độ cắt hú ngay tức khắc!
  • Nếu muốn nghe nhạc hay hơn ta chọn nút ECXITER và cho ECXITER ON. Hoặc nếu muốn phần nhạc bị mờ đi, tôn giọng của người hát lên thì chọn ECXITER OFF.

Sử dụng remote để điều chỉnh từ xa:

Ngoài việc đứng trực tiếp căn chỉnh Mixer số bạn có thể sử dụng remote với các nút tương tự. Với những không gian như show hay karaoke kinh doanh thì việc sử dụng remote sẽ trở nên tiện lợi hơn hẳn!

Căn chỉnh Mixer số bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính

Việc căn chỉnh Mixer số bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính là một trong số những kỹ năng khá khó với những khách hàng chưa có kinh nghiệm trước đó! Tuy nhiên với những căn chỉnh chi tiết sau đây bạn sẽ có thể làm chủ chiếc Mixer số của mình một cách đơn giản nhất!

1.Chuẩn bị

Bước 1: Cài đặt phần mềm căn chỉnh chuyên dụng cho máy tính

Bước 2: Bật nguồn cho Mixer, cắm Micro vào Mixer. Kết nối máy tính và Mixer bằng cổng USB PC. Sau khi kết nối hoàn thành ta bắt đầu mở phần mềm trên máy tính và bắt đầu căn chỉnh cho Mixer số!

2. Các tính năng cơ bản của phần mềm

Ở phần menu ngang trên cùng của phần mềm gồm có:

  • Music – phần chỉnh nhạc
  • Mic – chỉnh cho Micro
  • Effecy – căn chỉnh hiệu ứng
  • Main output – căn chỉnh ngõ ra chính
  • Center output: chỉ ngõ ra cho loa trung tâm
  • Sub output: chỉnh ngõ ra cho loa sub
  • Sur output: chỉnh ngõ ra cho loa surround
  • System: Giới hạn mức âm lượng lớn nhất hay nhỏ nhất
  • Music , Mic, Effect 11: Các thanh trượt tăng/ giảm âm lượng của phần nhạc, Micro cũng như hiệu ứng

Các tần số cơ bản của việc căn chỉnh Mixer số cần chú ý là:

  • 50Hz: (trong phần chỉnh cho Music)
    • Nên tăng nếu sử dụng nhạc cụ như ghita, piano, kèn,… để cho phần tần số thấp có độ dày dặn hơn.
    • Giảm đi âm um khó chịu ở phần âm bass
  • 100Hz: (trong phần chỉnh cho Music)
    • Tăng để giúp cho nhạc cụ thuộc dải tần thấp có độ ghì hơn.
    • Tặng sự rõ ràng của tiếng ghita
  • 200Hz: (trong phần chỉnh cho Music và cả giọng hát)
    • Tăng giúp cho giọng hát có độ đầy đặn hơn, nhạc cụ có phần cứng và nặng hơn!
    • Giảm khi muốn bớt đi độ đục của giọng hát cũng như các nhạc cụ ở dải tần trung
    • 400Hz – 800 Hz: dùng cho việc chỉnh tiếng bass của nhạc
  • 3 Khz – 5 Khz:
    • Tăng khi muốn giọng hát có sự rõ ràng và cứng hơn!
    • Giảm khi muốn tăng phần âm gió, âm nhẹ của giọng nền!
  • 7Khz – 10 Khz
    • Tăng nếu giọng hát của người dùng đục, giúp cho giọng hát sáng hơn!
    • Giảm khi muốn giảm âm xì, âm gió của giọng hát.

Các thông số còn lại lần lượt là: Main L, Main R, Center, SUB, Sur L, sub R – dùng để căn chỉnh các tần số từ thấp đến cao cho từng đường tiếng riêng xuống đến bộ khuếch đại!

  • Band – pass: căn chỉnh băng tần
  • Frequency: thể hiện tần số đáp ứng – thường nên đặt ở mức HPF =20 Hz, LPF =20000Hz
  • Slope: độ dốc – Nếu thông số này có độ thoại thì âm sẽ có độ lan xa lớn, còn nếu chỉnh đứng thi âm thanh sẽ có phần gọn lại!
  • Limiter: giới hạn cho mức cường độ âm ở đầu ra!
  • Threshold: hay còn gọi là ngưỡng – thường thì chúng được đặt ở mức 0 dB đến -5dB – nếu tín hiệu vượt quá ngưỡng đề ra thì sẽ tự động bị nén lại cho đủ ngưỡng!
  •  Attack time: là thời gian tín hiệu bị nén nhanh/ chậm khi tín hiệu đạt ngưỡng ở trên.
  • Q: chọn độ mở rộng hoặc thu hẹp dải tần đã chọn để căn chỉnh!
  • Gain: căn chỉnh âm lượng của tần số đã chọn!

Trên đây là cách căn chỉnh Mixer số cơ bản dành cho những ai mới bắt đầu! Hi vọng rằng với những chia sẻ này bạn có thể tự làm chủ được thiết bị của mình cũng như có một kiến thức cơ bản để có thể căn chỉnh được các model cao cấp hơn!

Các mẫu Mixer có thể áp dụng cách căn chỉnh trên