Cách chỉnh Amply nghe nhạc hay luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm của những khách hàng sở hữu dàn karaoke gia đình. Vì để có được một chất âm như ý thì không chỉ cần có một bài nhạc hay mà còn phụ thuộc vào sự xử lý của bộ dàn karaoke cũng như là cách chỉnh Amply karaoke hay để đạt được hiệu suất tối đa của cả bộ dàn. Ngoài hướng dẫn cách chỉnh Amply theo cách thông thường thì còn có những cách chỉnh hiệu quả khác. Sau đây xin mời quý khách đến với cách chỉnh Amply nghe nhạc hay hiệu quả nhất – một trong những mẹo cần thiết nhất để có được những bản nhạc như ý!
Tại sao cần biết cách chỉnh amply nghe nhạc hay
Biết cách chỉnh Amply karaoke hay, nghe nhạc hay sẽ giúp bạn thưởng thức được những âm thanh tuyệt vời. Giúp cho cả hệ thống âm thanh truyền tải được cảm xúc của bài hát. Không chỉ dùng lại ở việc mang đến các trải nghiệm âm thanh tốt nhất cho người dùng. Biết cách điều chỉnh Amply còn có thể bảo vệ các thiết bị bên trong bộ dàn cũng như bảo vệ chính bản thân thiết bị. Giúp chúng bền bỉ hơn, ít xảy ra hỏng hóc. Ngoài ra nó còn làm giảm tối đa các tiếng ù, hú rít khó chịu khi sử dụng.
Hệ thống các nút chắc năng trên Amply
Để điều chỉnh được amply nghe nhạc hay thì cần hiểu rõ các nút điều chỉnh trên thiết bị. Với các thương hiệu khác nhau, model khác nau thì các nút chức năng sẽ được bố trí khác nhau. Tuy nhiên dù là dòng amply nào thì để có các khu vực căn chỉnh dưới đây:
Khu vực chỉnh mic
- Nút GAIN là nút nhấn, dùng để tăng hoặc giảm được 20dB tín hiệu biên độ đầu vào.
- Nút ECHO VOL: Dùng để cân chỉnh hiệu ứng vang cho Micro vang nhiều hay vang ít.
- Nút LO: Cân chỉnh âm trầm hay tiếng Bass khi nghe nhạc.
- Nút MID: Cân chỉnh tiếng âm trung cho bản nhạc.
- Nút HI: Cân chỉnh các âm cao hay tiếng Treble giúp cho bản nhạc được hay như mong muốn.
- Nút VOL: Cân chỉnh tiếng mic cho âm thanh tăng lên hay nhỏ đi.
Khu vực chỉnh hiệu ứng Effect:
Khu vực Effect là vùng có chức năng để cân chỉnh hiệu ứng vang, lặp lại và được chia thành 2 phần đó là: Echo và Reverb
Phần Echo bao gồm:
- Nút ST: Dùng để chuyển đổi âm thanh qua lại giữa 2 loa giúp cho chúng ta có cảm giác bản nhạc hiện hữu hơn khi nghe.
- Nút MO: Là hiệu ứng văng đơn kênh, có nghĩa là khi dùng chế độ này thì âm thanh phát cùng lúc ra 2 loa là như nhau.
- Nút LO: Chỉnh âm trầm bass cho phần hiệu ứng echo
- Nút HI: Chỉnh âm cao treble cho phần hiệu ứng
- Nút RPT: Là số lần lặp lại âm thanh (thường là giọng hát của ca sĩ) nhiều hay ít
- Nút DLY: Là độ trễ hay còn được gọi là nút điều chỉnh tốc độ của tiếng vang lặp lại
- Nút VOL: Volume ở Echo là volume tổng cho cả chiếc amply
Phần Reverb
- Nút DELAY: Là độ trễ, có vai trò tương tự như nút Dly trong phần Echo. Tuy nhiên nó là độ trễ của tiếng vang vọng.
- Nút VOL: Dùng để căn chỉnh âm thanh lớn nhỏ cho phần Reverb.
Khu vực chỉnh nhạc Music
Ở khu vực Music trên amply nghe nhạc thường có 4 nút vặn và 2 nút nhấn.
- 4 nút vặn bao gồm: LO, MID, HI và VOL, có chức năng tương tự như các chức năng của nút cùng tên ở vùng Effect. Hiểu 1 cách đơn giản là nó có thể điều chỉnh tương tự.
- 2 nút nhấn bao gồm: Nút Music A/B và nút Music Tone. Có vai trò giúp chọn tín hiệu phát âm và giúp âm thanh vang ra chắc chắn, mạnh mẽ hơn. Mang đến các bản nhạc hay và truyền tải được cảm xúc tốt nhất.
Khu vực âm lượng Volume
Nhiều người cho rằng Volume chỉ dùng để điều chỉnh âm thanh to nhỏ.Tuy nhiên nó ảnh hưởng đến việc phát tín hiệu âm thanh phát ra hay hoặc dở. Dễ hiểu hơn là nó quyết định trực tiếp đến bản nhạc bạn chuẩn bị nghe. Khu vực Volume gồm các nút điều chỉnh đó là:
- 1 nút vặn lớn VOL dùng để chỉnh âm thanh lớn hay nhỏ cho tổng thể toàn bộ amply nghe nhạc
- Nút BAL: Dùng để cân bằng âm thanh giữa 2 loa, loa trái và phải
- Nút LO: Chỉnh âm trầm, tiếng Bass cho bản nhạc
- Nút MID: Điều chỉnh âm trung mid
- Nút HI: Điều chỉnh âm cao treble
Cách chỉnh Amply nghe nhạc hay ít ai biết đến
Nguyên tắc chung của hầu hết loại Amply đều được thiết kế phù hợp nhất ở mức 0db – mức đạt chuẩn của tín hiệu. vậy nên bạn không nên vặn nút điều chỉnh quá cao hoặc quá thấp, đều sẽ làm mất đi sự chuẩn chỉnh của tín hiệu đầu ra.
Sau khi bạn đã tiến hành kết nối xong giữa Amply với với những thiết bị khác nên kiểm tra lại kết nối để chắc chắn mọi thứ đều hoạt động trơn tru. Bạn có thể tham khảo toàn bộ cách kết nối có tại cách kết nối vang số với các thiết bị Audio khác từ A -Z để hiểu rõ hơn về cách thức kết nối các thiết bị với nhau. Kiểm tra xong bạn vặn nhỏ volume master sau đó tiến hành điều chỉnh như sau:
- Bước 1: cắm Micro vào Amply, đưa các nút vặn về chính giữa, nút vol Micro thường sẽ để ở mức 11-1h là chuẩn.
- Bước 2: Cân chỉnh các nút Lơ, Mid, Hi trên đường line đến khi nào vừa ý nhất nhưng chú ý để cân chỉnh không quá xa vị trí chính giữa.
- Bước 3: chỉnh Echo tổng lên vào mức chính giữa. Lúc đó nót Low và Hi cũng để ở mức chính giữa. Tiếp theo là chỉnh nút RPT và DLY – đây chính là hai nút chỉnh quan trọng nhất trong việc chỉnh Amply. Bởi đây là hai nút để kéo dài tiếng, làm âm mềm mại hơn và thời gian của tiếng lặp lại cũng do hai nút này.
Theo kinh nghiệm của những chuyên gia đã từng có kinh nghiệm về việc chỉnh Amply nghe nhạc hay nhất thì echo chính là điểm mấu chốt nên có khi dùng cho người chưa biết hát.
Cụ thể là đối với những người hát không chuyên nghiệp thì nên có nhiều echo, các nút chính nên để ở chính giữa, riêng nút echo thì cho trên vị trí chính giữa một chút để tăng độ echo.
Với những người có âm vực tốt, tiếng hát hay thì nên chỉnh cho tiếng hát nghe được thật hơn nên không cần quá nhiều echo, chỉ cần căn chỉnh cho âm thanh mềm mại, mướt hơn là được. Với yêu cầu này thì bạn nên để nút DLY ở trong khoảng trên dưới nức chính giữa một chút để cho số lần lặp được nhanh hơn.
- Bước 4: Phối hợp tiếng nhạc sao cho hài hòa, tiếng nhạc phải để nhỏ hơn tiếng Micro để người hát nghe được rõ và Micro hát nhẹ nhàng không tốn nhiều sức.
- Bước 5: Điều chỉnh đến đây thì cũng coi như là bạn đã gần hoàn thành xong. Nếu quý khách muốn điều chỉnh lớn nhỏ thì mở hệ thống Master tổng lên và chú ý những điều sau:
Nút Mid ở đường lên là nơi có thể điều chỉnh được độ nặng của giọng hát nên nếu khi hát quý khách có cảm giác bị nặng trĩu thì nên vặn nút Mid của đường lên một cách từ từ cho đến khi vừa ý. Không tăng đột ngột nút Mid vì sẽ gây hú rít.
Thứ hai nếu muốn tiếng hát nhuyễn thì ta tăng thêm một chút ở núm Hi trên đường Micro và echo tổng. Cũng như trên thì nên vặn nút từ từ không vặn lên đột ngột để tránh hí rít cũng như dễ bị hỏng loa.
Tiếp theo nếu có hiện tượng hú xảy ra thì cách xử trí nhanh nhất là giảm phần Vol trên đường Micro một cách từ từ hoặc nút echo trên đường Micro cũng có thể giảm được tiếng hú.
Khang Phú Đạt Audio tư vấn: mua dàn âm thanh karaoke gia đình
Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng Amply karaoke
- Khi điều chỉnh Amply bằng nay nên vặn nút từ từ để tránh hú cũng như để làm hư loa.
- Loa bị hú rít một phần cũng có thể do Micro chưa tốt, chưa hợp lý nên hãy chọn đúng loại Micro karaoke chính hãng phù hợp cho dàn âm thanh của mình.
- Khi sử dụng nếu thấy giọng hát bị nặng thì háy tăng Mid
- Nếu muốn tiếng hát được hài hòa thì tăng Hi ở micro và Hi ở Echo tổng lên một chút.
- Tiếng hát không được dày thì tăng nhẹ Echo ở micro và Low ở Echo tổng.
- Khi xuất hiện tình trạng hu rít hãy giảm Volume hoặc Echo ở mic xuống. Nếu đã điều chỉnh nhưng vẫn xuất hiện thì hãy kiểm tra lại cách bạn đặt loa.
Cách chỉnh Amply nghe nhạc hay ít ai biết đến được chúng tôi giới thiệu đến quý khách ở trên là một trong những cách chỉnh tốt nhất cho một chiếc Amply phổ thông. Mong rằng quý khách sẽ không còn phải lo lắng về việc chỉnh Amply như ý nữa.
Xem thêm: #1.Loa Array Nhập Khẩu GIÁ RẺ | Báo Giá [199+] Loa Line Array