Ampli đèn là gì? Nguyên lý hoạt động của amply đèn

Ampli đèn có lẽ là một khái niệm còn khá mới mẻ với người dùng bởi nguyên lý hoạt động cũng như tên gọi của nó khá đặc biệt so với nhiều mẫu Amply khuếch đại khác trên thị trường! Sau đây Khang Phú Đạy Audio sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về thiết bị này và nguyên lý hoạt động của nó!

Amply đèn là gì?
Amply đèn là gì?

Ampli đèn là gì?

Ampli đèn chính là một dòng thiết bị khuếch đại âm thanh vận hành chủ yếu dựa vào nguyên lý hoạt động của bóng đèn, cụ thể chính là sự khuếch đại dòng tín hiệu khi chúng đi qua hệ thống linh kiện! Và không phải tự nhiên ampli đèn lại có mặt trong danh sách những ampli có chất lượng âm thanh độc nhất! Hành trình chinh phục khách hàng của ampli này quả thật không dễ!

Amply đèn hoạt động theo nguyên lý của bóng đèn
Amply đèn hoạt động theo nguyên lý của bóng đèn

Được ra mắt công chúng vào năm 1906 bởi Lee De Forest – ampli đèn chính là tiền thân của những chiếc ampli bán dẫn phổ thông hiện nay! Vào thời điểm đó ampli đèn liên tục được ra mắt những model mới và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhất là việc truyền tải tín hiệu điện thoại, nhge nhạc, vô tuyến,.. Tuy nhiên vào những năm 70 của thế kỷ trước, bán dẫn silicon được phát triển nhanh chóng đã dẫn đến sự tụt dốc của ngành sản xuất ampli đèn nói chúng. Ampli bán dẫn có được ưu điểm lớn hơn hẳn về công suất, kích thước, trọng lượng cũng như mức giá nên chúng là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách hàng!

Tưởng chừng chúng đã không còn được xuất hiện nữa nhưng trong những năm gần đây ampli đèn đang dần trwor lại khi thị trường nghe nhạc có những nhà sản xuất thiết bị âm thanh muốn lựa chọn và khám phá vẻ đẹp từ âm thanh của dòng ampli đặc trưng này!

Nguyên lý hoạt động của ampli đèn

Với bóng đèn chỉ cho những dòng electron đi qua theo một chiều nhất định, không có ngược lại cũng tương tự như bóng bán dẫn! Tuy nhiên với bóng đèn sử dụng kênh electron dài vài cm thì năng lượng cần cung cấp là lớn hơn trong khi đó với bóng dãn dẫn năng lượng này là rất ít!

Amply đèn SV-300BE
Amply đèn SV-300BE

Về mặt cấu tạo, bóng đèn của dòng ampli này gồm có 3 thành phần chính là ca tốt, a nốt và cực G – tất card đều được gói gọn trong lớp vỏ thủy tinh đã hút hết không khí ra ngoài để đạt đến trạng thái gần như chỉ có chân không! Việc này giúp cho những bộ phận bên trong của bóng không bị oxi hóa cũng như tránh được hiện tượng cản trở dòng electrn dịch chuyển, gây nhiễu hay thất thoát âm thanh!

Ca tốt là nơi electron dược bắn ra, năng lực phát xạ điện tử của nó được cường hóa bởi lớp phủ bề mặt bằng các loại hợp chất khác nhau! A nốt có nhiệm vụ gom lại các electron tự do nên nó có điện thế dương! Độ lớn của dòng điện đi qua bóng đèn chính là phục thuộc vào mức độ chênh lệch điện áp giữa ca tốt và a nốt, lớp phủ bề mặt ca tốt cũng như diện tích của bề mặt a nốt! Khi 2 yếu tố này đã được người kỹ sư cố định khi sản xuất bóng đèn thì độ lớn đó chỉ còn phụ thuộc vào độ lệch áp giữa ca tốt và a nốt!

Cực G hay chính là cực điều khiển được làm dưới dạng lưới hay lò xo được đặt giữa 2 cực a nốt và ca tốt! Cực này mang đến một điện áp âm so với ca tốt nên các điện tử sẽ không bị hút vào!

Bóng đèn sẽ sáng khi Amply đèn hoạt động
Bóng đèn sẽ sáng khi Amply đèn hoạt động

Khi ampli đèn hoạt động ca tốt sẽ được đốt nóng đến một mức nhiệt nhất định giúp cho động năng của các electron lớn hơn lực liên kết với kim loại đủ để phát xạ ra khỏi bề mặt của ca tốt! Nhiệt độ này cần được căn chỉnh một cách chính xác để làm sao đủ động năng cấp cho electron vừa không quá lớn để electron bị bật trở lại anot hoặc bị lệch quỹ đạo! Điện năng của ampli được dùng chủ yếu để phục vụ cho quá trình cấp nhiệt này! Hiệ suất chuyển đổi của điện năng và nhiệt năng là không cao nên số năng lượng thất thoát là khá lớn!

Cơ chế dịch chuyển electron kể trên khiến cho những dòng điện qua bóng đèn là khá bé nên khi kết nối với ampli đèn cần loa có độ nhạy cao, và khi đó ngay cả những thay đổi nhỏ thì cũng dễ dàng cảm nhận được! Trên thực tế vẫn có thể kết hợp những hệ thống các bòng đèn với nhau để mang đến dòng lớn hơn, tuy nhiên việc điều khiển sao cho đồng pha của hệ thống này cũng như chi pí đầu tư là một vấn đề đáng kể!

Các loại bóng đèn trong ampli

Những bóng đèn trong ampli sẽ được chia thành 2 loại cơ bản đó là: tiền khuếch đại âm tần và khuếch đại âm tần.

Loại 1 chính là loại bóng được sử dụng cho giai đoạn tiền khuếch đại âm tần nên chúng cũng có cái tên tương tự! Do mức tín hiệu đến ampli đèn thường bé nên giai đoạn này chính là bước có tác dụng tăng cường dòng tín hiệu để chúng có đủ cường độ tiếp tục giai đoạn sau! Yêu cầu lớn nhất của giai đoạn này chính là khả năng xử lý phải thật chính xác, tạp âm phải rất nhỏ vì sẽ dược gia tăng lên rất lớn cùng tín hiệu âm thanh! Bởi vậy nên các bóng tín hiệu thường sẽ được tráng thêm một lớp vật liệu để chống nhiễu ngoài lớp vỏ của bóng!

Loại thứ 2 chính là bóng dùng cho giai đoạn khuếch đại âm tần với tên gọi bóng công suất! Đây chính là thành phần có được vai trò chủ chốt trong giai đoạn mang tính quyết định này! Đây chính là nơi có tác dụng biến dòng tín hiệu âm thanh từ tiền khuếch đại để có đủ công suất và cho ra tải! Bởi vậy nên chất lượng của dòng bóng đèn này rất được chú trọng cũng như được các khách hàng chơi ampli đèn quan tâm!

Trên đây là những chia sẻ cụ thể về ampli đèn cũng như nguyên lý hoạt động của nó! Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp quý khách có thêm những kinh nghiệm để có được một sản phẩm khuếch đại phù hợp! Nếu cần tư vấn thêm hãy gọi ngay đến cho Khang Phú Đạt Audio bạn nhé!